Trương Gia Phả Tựa

(Kính tặng Họ Trương Việt Nam)

Nguồn gốc của vật là ở trời, nguồn gốc của con người là ở tổ tiên. dưới trời chỉ có con người là có con cháu, cũng chỉ có con người là có tổ phụ; cũng chỉ có con người là có hệ thuộc. Cái mà con người cầu mong ở con cháu mình, là lấy cái Hiếu Để phụng thờ cha mẹ; lấy sự thân hữu đễ dốc lòng với anh em, chan hòa với chín họ, chan hòa với lục thân. lúc chung sống thì dùng ơn để thương yêu nhau, dùng nghĩa để gắn kết nhau, sống thì tương trợ nhau, chết thì thương xót nhau. Lúc khó khăn nguy khốn luôn giữ được đạo đức, khi ra ngoài có thể chế ngự được sự thiếu thốn.
Tóm lại vấn luôn lấy sự đôn hậu để đối đãi với mọi người, thậm chí với những người họ hàng xa, tuy thân đã thành sơ cũng không đối đãi như người dưng. phàm những ước vọng của Tiền Nhân đối với Tôi, cũng chính là những ước vọng của Tôi đối với con cháu với một lời khuyên răn: Điều cần để một tư nhân mong được trưởng thành ắt phải biết cội nguồn gốc rễ. Cho nên con người không có ai là không lấy Hiếu Để truyền đời cho nhà mình, mà người biết hiếu để trước hết là biết đến công lao dựng nghiệp ban đầu của Tổ Tiên, (ví như Đan Quắc) lấy đó để phát triển, sau lấy đó để tạo phúc cho con cháu.
Anh em họ hàng thân thuộc, có tiềm năng dồi dào như có núi Thái Sơn để mà dựa, như có dây dài để mà bám, đó chính sự xuất sắc của con người. Thứ đến nếu số mệnh bất công, không được lấy để buôn bán, thương mại. Họ Trương Tôi chỉ biết lấy lễ nghĩa để lo việc nhà, lấy nhân nghĩa để sai khiến họ tộc. Đức càng cuối càng bền, hóa càng lâu càng đậm. Cho đến hơn trăm nghìn năm con cháu ngày càng đông nhưng chín đời chung một bếp. Cụ kỵ ông bà cha mẹ con cháu chắt chiu, cùng ở một nhà nếp nhà vẫn như mới tác phong danh tiếng chưa ngừng. Đó cũng chính là ngòn cờ đỏ của nhà; đó chính là thực chất của Hiếu Để . Mỹ danh của Hiếu Để con người ta không thể không có cái danh này, nhưng con người lại ít có khả năng hưởng cái mỹ danh đó. Do vậy không thể thực hiện được.

Có cây lớn nào mà không phân cành, có con sông nào dài mà không phân nhánh. Con người lúc chưa phân biệt ra vào, ăn ở cùng nhà như con ngươi trong mắt, cười thì cùng cười, giận thì cùng giận, đi thì cùng đi, ngồi thì cùng ngồi, như hình với bóng. Năm này qua năm khác, ngày càng cảm thấy thân thiết. Sau khi phân chia khác biệt mỗi chi một từ đường, như thuyền đâu khác bến. Sớm ở đầu Tam Giang chiều ở cuối Cửu Giang, sáng một nơi, tối một nẻo, ngày tháng trôi qua ngày càng cảm thấy xa lạ. Gần thì sẽ gần gửi, mà gần gủi thì sẽ tạo nên ân tình. Xa thì thường sao nhãng, mà sao nhãng thì khó mà có được tình cảm, sự thể nó là như vậy. Cho nên con người hoặc không có lễ giáo, ghi chép sai lệch, đúng sai không rõ ràng, xưng hô không phân biệt. Chi tộc càng xa không truyền đời lại, hoặc mưu cầu đất lành mà ở xa nơi ở của cha ông, hoặc tuổi nhỏ cô đơn mà lưu lạc đất khác, hoặc đời trước phiêu bạt mà sinh trưởng ở đất khách quê người, nên tuy thân thiết nhưng lâu ngày không nghe đến tên thì sau này khi trưởng thành phần nhiều không biết đến nguồn gốc của mình. Vậy nên ngày qua tháng lại người thì mỗi năm một khác, họ tộc thì các đời khác nhau, hoặc người thân trên đường gặp mà không biết, hoặc ngồi cùng thuyền đối mặt mà không hay, dẫn đến việc không hay ấy, chẳng lẽ không phải do thiếu sự rõ ràng của hệ phả? .... Để điều đó cứ tiếp diễn mãi sao (?). Hệ phả không thể không tu sửa như bản thân một người chính là do tổ tông để lại cho. Cùng phái với ta là tông tộc, nên tất phải làm hệ phả cho rõ ràng. Nhà có phả như quốc gia có sử. Gia phả rõ ràng, sau đó người phận chiêu thì ở bên chiêu, người phân mục thì ở bên mục, người cùng tông tộc không ly tán đến khác biệt, người thân không biến thành sơ.
Rập đầu lễ bên cạnh họ bở biết gần có nơi, hỏi gốc gác của họ bởi biết sinh có chốn. Tuy đời đời một xa, thân có miễn xá, bở thân có hệ. Thánh nhân bởi có nhân tình mà đặt ra giới hạn. Bàn đến nhân tình thì chín đời khác nhau dày lên bởi người vẽ nên. Xưa khiết được phong ở đất Thượng nghìn năm có lẽ, đến Thái Bá thì theo Ngô cũng bởi tai mũi tương truyền nên biết mình ở cơ tổ mà ra. Cổ nhân sở dĩ liên kết những người cùng họ, làm giả phả cho họ, làm phả đồ cho họ. Lấy đó làm bằng chứng quả là có cái nhìn sâu rộng. Cho nên biết phả không thể không rõ ràng, cũng biết tông tộc không thể không có sự liên kết. Đó cũng chính là nên tảng của Hiếu Để. Người biết đạo đó có kẻ bỏ ngàn vàng để qua lại thân thiết với họ tốc; có kẻ viết trăm chữ nhẫn đễ giáo huấn con cháu, có kẻ bỏ hàng trăm súc lụa để cả tộc không chịu lạnh; có kẻ chu cấp hàng trăm nghìn người để ba đời chung kho.
Phong cách nhân ái, nhã nhặn, khoan thai hòa khí là cảnh tượng thật đã lùi xa. Từ khí thời thế đi xuống, con người không có nghĩa khí, đời không có cữ nghĩa ắt con người không có tông tộc, cho nên lấy sự giàu nghèo để yêu ghét, lấy sang hèn để định thân sợ. Chia hộ phân nhà không chỉ dừng lại ở sự riêng biệt, vứt bỏ cái giống nhau tìm cái khác biệt. Vẫn muốn có liên hệ khác nguồn của mình. Giống như Đỗ Chính Luân cầu dựa dẫm ở cửa nhà Đỗ Cố Quách Sùng Thao, khóc biết bái tại phần mộ Quách Phần Dường. Họ Mẫn nói Mẫn khiên Mẫn mang họ Phương, cố tình nói họ Phương cùng tông tộc. Nếu giống như kiểu này đó chính là không biết tông tộc bắt nguồn từ đâu? Tôi vì lẽ đó mà kinh sợ mới biết tiền nhân lập gia phả là có ý để lại cho sau này.

Tuy nhiên gia phả không dễ gì tu sữa, chỉ có những dòng giống quyền thế phồn thịnh, gia đình thư thi lễ nghĩa, cha con anh em kế tục trước sau là tu sửa được, ngoài ra hoặc có tu sửa nhưng không có tường thuật, hoặc con em vô học, dẫn đến khuyết thiếu không tu sửa được thì liệu có mong chờ ở đó được không? Tôi ngẫu nhiên trong lúc nhàn rỗi tận mắt đọc quyển biên xưa, chính duyệt, phụ khảo, chú trọng nhuận sắc cho các đời thứ đến hiệu đính tên họ biên soạn thành tập.

Thành Thái Ngũ Niên tuế thứ Quí Tỵ (1893) chính ngoạt thập nhị nhật Tú tài Tuyết Sơn (Cụ Trương Nhĩ Tích) tiên sinh soạn thảo.