CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI PHẦN 3

PHẦN 3
Ông Khiêm kể chuyện này như sau:

- Cha Bác ở xóm Du Đồng mấy tháng, gần dinh cụ Thượng, sau gọi là Cụ Quận Công (tức Ông Hoàng Cao Khải,ở ấp Thái Hà)(1). Và tôi có đến gặp Cụ Lê Thước, hỏi thì Cụ Thước kể:

- Hôm đến đình Hoàng Cao Khải để ăn mừng khánh thành cái Dinh thự của Cụ Quận Công, có mời các quan sở tại đầu tỉnh cho đến các quan huyện. Trên cái sân lớn, ngoài có tường hoa, đám trẻ con, cứ nhìn qua khe tường thấy các quan trong sân toàn uống rượu tây, thì cái đám học trò, cái đám trẻ đó (như Cụ Khiêm kể trẻ nhưng toàn học trò chữ nho, nào là Phạm Gia Cần, Lê Thước, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Khiêm)(2), thấy các quan trong đó đọc thơ, bình thơ để mừng quan Quận Công mới xây dựng xong dinh: Đặc biệt có một cái bể cạn rất lớn trong đó có núi non bộ cao, cây si tính đến trăm tuổi, có ba ông lão nho nhỏ, Các quan đọc thơ trong sân, đám học trò đứng ngoài nói to một câu: “Các quan làm thơ dở quá!

Nghe thế thì Hoàng Trọng Phu (3) ra quát lũ trẻ, thì một số bỏ chạy (Cụ Khiêm, Cụ Thước, Cụ Cần đều kể như thế), chứ Thành chạy nhưng chậm thôi, lúc đó Cụ Hoàng Cao Khải mới ra nói:

- Thôi, đừng nạt các cháu, nhà mình đang có chuyện vui lớn, các cháu đến mà đuổi thì dân làng người ta cười cho. Các cháu nói gì thì nói, nhà mình có tiệc mà nạt các cháu là không được. Rồi ông nói tiếp: - Cháu nào khi nảy chê thơ các quan thì bây giờ vào làm bài thơ, Ông thưởng.

(Ông Hoàng Trọng Phu trẻ thì Ông nạt, còn Ông Khải già thì Ông mời các cháu vào). Đám trẻ vài chục đứa mới quay lại Ông Khải nói tiếp:

- Đứa nào khi nãy chê thơ các quan, bây giờ vào đọc bài thơ, dù có dở Ông cũng thưởng, vào đây!

Các quan thấy đám trẻ thì cũng chạy ra Nguyễn Tất Thành nhìn thấy ba ông phổng ở trên núi non bộ, nói:

Thưa Cụ: Cháu đọc bài thơ ứng khẩu này, nếu có sai thì Cụ đừng phạt cháu:

Ông Khải nói: Cháu cứ đọc đi, Ông không phạt đâu.

Kìa ba ông lão bé con con!

(1) Ấp Thái Hà lấy cái tên Hà Tĩnh đặt cho ấp ở Hà Nội, ông Hoàng Cao Khải có cây sy trăm tuổi đứng một mình giống như ở Ấp Thái Hà - Hà Nội.

(2) Lê Thước đỗ Trạng Nguyên học khoa cuối cùng 1918, là người cùng quê với Tôn Quang Thiết, Đặng Thái Mai, là bạn học cùng tuổi với Bác Hồ, sau cụ Thước về làm nghề dạy học.

(3) Hoàng Cao Khải là tuần phủ Hưng Yên, Hoàng trọng Phu là con Hoàng Cao Khải, lúc đầu học trường thuộc địa với thầy trong Huế, Lê Văn Thiêm, Thân Trọng Huệ ba người này là con ba quan đại thần được đi học trường thuộc địa ở bên Pháp, học xong thì Lê Văn Thiêm ở lại học thêm hội họa còn Thân Trọng Huệ sau này là phụ trách đại thần Tổng đốc Hà Tông (Đại sứ quán Trung Quốc hiện nay là nhà của Hoàng Trọng Phu, còn Trường Tuyên bây giờ là đất của Hoàng Cao Khải)

Mọi người cười, “ba ông lão” lại “bé con con” thế mới ngộ nghĩnh làm sao?

Biết có ích gì với nước non?

(các quan cũng chưa thấy gì cả thì hai câu sau nghe xong không ai nói với ai, tất cả đều im lặng).

“Trương mắt làm chi ngồi mãi đó?

Hỏi xem non nước mất hay còn?”

Hoàng Trọng Phu nói: - Thằng này hỗn, con ai đây?

Hoàng Cao Khải mới hỏi: - Thế cháu con ai?

Nguyễn Tất Thành không trả lời Lê Thước mới nói:

Bẩm Cụ lớn, đây là con Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc bên Nghệ An sang chơi.

Hoàng Cao Khải năm đó đỗ cử nhân, mà là đỗ vớt, còn Nguyễn Sinh Sắc đỗ đại khoa cùng với Ngô Đức Kế, Cụ Khải mới nói: “Hổ phụ sinh hổ tử” rồi cụ chống gậy (1) đi vào. Còn Hoàng Trọng Phu thì nói: Cái tay này nó lớn lên nó sẽ làm loạn. (chuyện này cụ Khiêm kể cho tôi nghe năm 1950, sau ngày giải phóng miền bắc, năm 1957 tôi đi gặp các cụ Lê Thước, cụ Phạm Gia Cần để đối chiếu thì họ đều khẳng định).

Khi có bài thơ trong tay rồi, tôi thấy trong bài đó có cái gì hơi hướng tứ thơ của Cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Khi đó tôi đang công tác ở Đại học Nhân dân, đem trao đổi với các thầy tôi nói cái này như thơ Nguyễn Khuyến. Thời bấy giờ người nghiên cứu thơ Nguyễn Khiến nhiều để đi nói chuyện như nhà thơ Xuân Diệu. Tôi đến hỏi thì Xuân Diệu nói Cụ Nguyễn Khuyến có một bài thơ “Ba ông phỗng” nhưng hoàn toàn khác. Cụ Nguyễn Khuyến đỗ tam nguyên nhưng Cụ bất hợp tác với Pháp. Cụ chỉ nhận làm quan án sát Sơn Tây mấy năm rồi về. Nhưng sợ mang tiếng không hợp tác với Pháp nên Cụ phải thừa nhận làm gia sư cho gia đình Hoàng Cao Khải ở ấp Thái Hà. Cụ Hoàng Cao Khải cũng muốn mời được ông Tam Nguyên dạy học cho mình thì cũng sang. Cụ Nguyễn Khuyến ở trong nhà này một thời gian thì cũng yên tâm, sau có về cái đất Bình Lục (Hà Nam) của mình cũng đỡ bị chúng theo dõi. Bấy giờ Cụ Hoàng Cao Khải muốn có bài thơ tức cảnh hoặc tự sự của cụ Nguyễn Khuyến để làm kỷ niệm và cũng là cái sang được Cụ Tam Nguyên tặng thơ.

(1) Cụ Lê Thước nói cái gậy mà Cụ Hoàng Cao Khải chống, hội chợ Pa-Ri có 1 cái thì toàn quyền Passquie mua cái gậy ấy tặng Hoàng Cao Khải sau khi dẹp Bãy Sậy cùng với Nguyễn Thiện Thuật. Trên đầu cầm ở cái gậy có gắn ba viên kim cương.

“Ông đứng làm chi đó hỡi ông?

Trơ trơ như đá vững như đồng!

Đêm ngày gìn giữ cho ai vậy?

Non nước đầy vơi có biết không?”

Cũng bốn câu, cũng ba ông phổng vì cái núi non bộ ngoài này với trong kia là một mẫu hình làm ra. Sau khi, sưu tầm hai bài thơ đó, thì thấy đúng, thơ là người, mà con người thời đại ấy có khác. Đây ta nói về những nhân cách. Cụ Tam Nguyên có cái nỗi đau buồn của Cụ là khi mất nước nhưng thế hệ của mình là bất lực, “trơ trơ như đá vững như đồng”, nhìn cái thế lực thực dân lúc đó như cái trụ đá rất cao lớn, toàn đá tảng…. sự tồn tại sự bền vững xây trước dinh Hoàng Cao Khải, còn Nguyễn Tất Thành thì:

Kìa ba ông lão bé con con!

Biết có ích gì với nước non?

Trương mắt làm chi ngồi mãi đó!

Hỏi xem non nước mất hay còn?

Nó khác, nó có khí thế “Trương mắt làm chi ngồi mãi đó! Hỏi xem non nước mất hay còn?”

Tôi nói vui với các đồng chí lãnh đạo của ta 65 tuổi là nên về đi thôi anh sẽ bất lực trước cái hiện thực sôi động của thời đại, cái tuổi 60, 70, khi suy nghĩ mạnh thì huyết áp bốc lên có làm gì được nữa đâu, rồi ba cái "thầy" quân sư quạt mo nó nói dai nói dại thì vâng, cứ gật … Thôi tuổi 70 thì lực bất tòng tâm, trừ trường hợp đặc biệt rèn luyện lắm thì mới được như Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm nay 90 tuổi mà vẫn thông minh đến thế, minh mẫn đến thế, cái kết luận trong buổi bế mạc hội nghị Trung Ương 11 của đồng chí Lê Khả Phiêu là trong thư của Đại Tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Thư của Nguyễn Đức Tâm như thế… thư của ba ông tướng như thế, thư của nhóm các ông tướng Chư Huy Mân, Nguyễn Quyết là như thế … thư Ông Giáp viết rất chiến lược, tất sát. Thư của Ông (Giáp) như thế này, tôi đọc gần như nguyên văn:

Kính gửi Bộ chính trị, Trung Ương Đảng và các đồng chí cố vấn

Tôi bị dị ứng thời tiết cho nên phải vào Nam (chữ dị ứng phải hiểu hai nghĩa, một là dị ứng thời tiết bị rôm sảy, còn “dị ứng” nữa ngoài này nó nhiều chuyện bầy hầy, bị người này người nọ chạy đến hỏi này khác rồi lợi dụng tiếng cụ nói cho nó phiêu cho nên cụ vào Sài Gòn cụ ở). Nhưng thấy tình hình không bình thường, vô cùng nguy hiểm là sự chia rẻ của cấp cao trong TW ta. Sinh thời Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở một điều là phải đoàn kết, muốn đoàn kết thì phải phê bình tự phê bình thật mạnh. Và đứng trước nguy cơ tham nhũng như thế này, tình hình bên ngoài thế này mà mất đoàn kết, mà mỗi đồng chí có trách nhiệm không tự phê bình một cách kiên quyết trong sáng, mà phê bình trên tình anh em đồng chí.

Tết vừa rồi, đồng chí Đỗ Mười có đến thăm tôi. Đồng chí Đỗ Mười có nói tình hình sức khỏe muốn nghỉ cố vấn vì Đảng ta đã trưởng thành và các đồng chí lãnh đạo kế nghiệp đã trưởng thành không cần cố vấn. Thì đồng chí Đỗ Mười lại nói, có đọc ở Lê nin một vấn đề là Đảng nên có một Ban kiểm sát bên cạnh Ban chấp hành Trung Ương do Đại hội bầu ra để giám sát. Tôi nói với Đỗ Mười thế này: Đảng ta không cần phải bầu ra một Ban giám sát như vậy. Nếu như thế Đảng ta sẽ có hai đầu thì nguy hiểm. Trung Ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội, như thế là rất sáng suốt.

Đó là vấn đề thứ nhất, vấn đề thứ hai là tôi xem các hoạt động vừa đây như là khuynh đảo của một cá nhân, hoạt động như là đảo chính trong Đảng, tôi đề nghị Trung Ương phải kiểm điểm thật nghiêm khắc và làm rõ vấn đề này.

Xuống đoạn dưới ông Giáp viết: “Đại hội 9 này là Đại hội gì? Đề nghị Trung Ương “Dân chủ” là trên hết, “Trí tuệ” thứ hai, “đổi mới” thứ ba, “đoàn kết” thứ tư, bốn điểm…”

Hôm nay thấy thông báo bế mạc hội nghị chấp nhận bốn điểm này.

Không dân chủ thì làm sao mà đấu tranh vạch ra được cái lỗi này, có dân chủ thì mới đấu tranh chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng mới ra trò chứ, không dân chủ thì cũng không đưa trí tuệ vào được. Dân chủ, trí tuệ… muốn trí tuệ thì phải đưa người có học hành vào, thời buổi Inernet mà không biết Tiếng anh thì làm sao được. Ai đời có người lãnh đạo vào phòng máy vi tính lại hỏi: “Làm gì mà nhiều vô tuyến thế này”. Đau khổ cho người lãnh đạo thế chứ. Như thế thì làm sao tiếp nhận tất cả trí tuệ ở Internet vào được? mà cách mấy năm ông Giáp đã nhắc Đảng ta phải… lo ngay việc giáo dục đào tạo tin học. Năm em nó đi thi tin học quốc tế ở Thỗ Nhĩ Kỳ về mang lại vinh quang cho đất nước, nước mình đi vào tin học muộn màng như vậy mà các em nó giỏi như thế thì không ai nói đến. Bộ giáo dục không nói. Tổng bí thư không nói, Bóng đá thì rùm beng lên, bóng đá vinh quang, đón tiếp đề cao được rồi, nhưng tại sao tin học các cháu nó đem vinh quang về như thế mà… Ông Giáp gọi điện thoại cho Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, cho cái xe đón 5 cháu. Thời này không có trí tuệ thì làm gì được. Bây giờ phải biết nhiều sinh ngữ mới tiếp nhận được cái bên ngoài, họ có nói Tiếng Việt đâu mà mở ra mà nghe. Như vậy là dân chủ, trí tuệ, đổi mới. Đoàn kết, 90 tuổi mà sáng suốt thế. Hôm nay cụ ra đây rồi vì Đại hội sắp khai mạc, ra rồi nhưng Cụ nằm ở viện 108, vì ở nhà thì người ta đến, đến thì sinh chuyện. Thế mà (người ta) đã tung tin là đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tổ chức một cuộc họp Quân ủy Trung Ương, phê phán cái này cái khác. Không, Ông có làm việc gì ở Quân ủy Trung Ương đâu. Quân ủy Trung Ương có phải của Ông Giáp đâu! Nhưng họ lấy cái đó, làm cái đó để làm cái bảo chứng, cái độ tin cậy… phiên xa ???. Xưa nay Ông ấy đã bị người ta dựng ra bao nhiêu chuyện rồi, ở Đại hội 7 người ta dựng cả một hồ sơ mà đồng chí Nguyễn Đức Tâm đọc trên 30 trang về “tội đồng chí Giáp hoạt động định lật đổ…

Bỏ cái tên Đảng khi bác Hồ thành lập, bỏ cái điều lệ của Bác, bỏ Tổng bí thư đầu tiên khi Bác thành lập Đảng CSVN. Người tổng bí thư đầu tiên là ai? Đó là Trịnh Đình Cửu, một tri thức Hà Nội thời đó gọi là Ông “Cứu trắng” (Ông đeo kính trắng), bà vợ Ông là bà Lê ở bên Hồ Tây năm nay bà 94 tuổi, trước là nhà giáo, xưa là nữ sinh Hà Nội.

Cái Đảng Bác Hồ thành lập ấy, bỏ, bỏ luôn cả tổng bí thư (Trịnh Đình Cửu). Tháng 10/1930 Ban chấp hành họp, không có Nguyễn Ái Quốc lập ra Đảng CSĐD, mà tất cả mọi người đều phải đi “vô sản hóa”, nước ta toàn là nông dân và trí thức nhà nho mà phải đi “vô sản hóa” mới có cái kiểu cảnh tả khuynh nó như thế nên Nguyễn Ái Quốc cô đơn.

Trong cái luận cương của đồng chí Trần Phú viết … bọn Huỳnh Thúc Kháng, bọn Nguyễn An Ninh… nói như thế là không phải là xúc phạm đến anh linh của những nhà ái quốc đó. Nhưng lúc đó sai lầm như vậy, họ gọi là “bọn Huỳnh Thúc Kháng, bọn Nguyễn An Ninh… cái đám tri thức, học sinh nó hoạt động như vậy thì sớm muộn nó cũng theo tây… Đau quá chứ”.

Lục lại lịch sử một thời ta thấy cái gì mà không độc lập, đi theo nước ngoài là "anh" chết. Ở đây ta không nói cá nhân, đây là nói là chừng nào “anh” bỏ cái độc lập dân tộc của "anh" trong quan điểm, trong đường lối. không xây dựng theo cái đặc thù dân tộc, học là học cái gì hợp thì mình học thôi, chứ xa rời cái dân tộc thì "anh" thất bại. Đây ta không phải biệt phái mà ta nói thế, mà nói cái chỗ "anh" xa rời dân tộc… cho đến tháng 3/1936 Đại hội lần thứ nhất tại Ma Cao, đồng chí Hà Huy Tập viết một văn bản đề nghị Đệ tam Quốc tế thi hành kỷ luật Nguyển Ái Quốc.Tôi “đi tìm” Bác Hồ là "tìm" ở những khía cạnh này

Bác Hồ suốt đời chỉ muốn cho dân tộc độc lập, nhân dân no ấm, dành được độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Và khi chết rồi (Bác) vẫn để câu này ở trong di chúc. Nếu đi theo con đường Bác Hồ thì lấy từ cái này, ta đừng vội dăm ba năm, năm mươi năm để vượt ai. Không nên! Mà làm cho dân nghèo có ăn, có ăn rồi no đủ, no đủ rồi giàu có, giàu có rồi, giàu có nữa… Cứ thế mà làm. Mọi người đều trong sạch, dân no đến đâu mình no đến đấy. Bây giờ một cái nhà của ông bí thư huyện ủy mà 700 triệu thì để làm được bao nhiêu cái trường học.

Hôm nay nói với các thầy cô thì tin rằng Đại hội 9 sẽ mở ra mới hơn, dân chủ trong đảng, nó đã chỉ ra những con người cơ hội chui vào đảng khuynh đảo một thời, làm cho Đảng ta lung lạc đi chệch hướng. Từ thời Bác Hồ thành lập Đảng, cũng như bao lớp người đi tìm con đường độc lập cho dân tộc, no ấm cho nhân dân, nước phải độc lập, dân phải no ấm no ấm rồi thì được học, học ít rồi học nhiều nữa, cả dân tộc đều trí tuệ. Đã có nền văn hóa rồi thì dân tộc phải được học những vấn đề của thời đại. Đến Đại hội 9 này mới thấy, còn các Đại hội trước chưa thấy, bế tắc. Lần đầu tiên dân ta được tham gia ý kiến, dù là thực hiện hay không thực hiện, nhưng trên đài, trên báo có đưa ý kiến của dân, của người này người khác, không dám đưa hết.

Bên cạnh phòng họp (đại hội) có phòng tập hợp thư từ tố cáo của đảng viên, cán bộ nhân dân. Có đồng chí nhận thư tố cáo ôm một ôm không hết (?). Bây giờ các đồng chí làm chắc chắn là phiên bản ra ngay của ông nào giao cho ông ấy, còn bản gốc thì lưu lại. Sai đúng thế nào chưa biết, ông này ông nọ có từng cái thư tố cáo thì nhận lấy. Một trăm ông ủy viên trung ương là được phát cả, còn có phát cho đại biểu đại hội không thì không biết. Trong những thư đó thì chỉ có mấy ông không có tố cáo nặng, còn danh sách gửi tiền nước ngoài sợ quá! Còn làm ăn thì phải có cái nhà một tầng, hai ba tầng khang trang, bằng cái đồng tiền lao động, bằng trí tuệ làm ra nó khác, bây giờ cứ ăn chặn cái này, ăn chặn cái kia…

Hôm họp Trung Ương, một đồng chí cố vấn đứng dậy, bước ra nói: Tôi cũng không ngờ cuộc đời hoạt động đến hôm nay nó lại xảy ra đến mức thảm hại như thế này… (tức là người ta đấu cho). Một trong ba ông cố vấn than vãn như thế. Anh nhận ra thảm hại thì bây giờ … đã…

hơn 80 tuổi rồi, đã hàng chục tuổi rồi. Lời nói tự nó vô nghĩa, nhưng ít ra "anh" cũng thấy, "anh" tưởng (anh) có quyền, có lực thì có vinh quang… không có! Đó là cái nhục đó. Cái vinh và nhục, nó nhục ngay trên cái “ghế” của vinh không phải trên cái ghế vinh thì nó vinh đâu. Tùy "anh" cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. To mấy thì to, "anh" tưởng ngồi cao bao nhiêu thì vinh bấy nhiêu… đâu phải! Anh tưởng (anh) là Tổng Bí Thư, là ủy viên bộ chính trị là ghê gớm lắm…? Vừa buột ra cái là cái nhục nó đổ xuống đầu "anh" ngay. Một người như nghẹ sĩ Văn Cao, khi nằm xuống, hàng nghìn vòng hoa nhân dân đưa tiễn tới Mai Dịch, ngày hôm sau rượu trắng người ta “tắm” trên mộ Ông. Còn cái ông oai nhất nước, tôi nói oai đây là oai quyền lực, xin lỗi! Sau phải dời đi.. đâu chứ!!!

Vậy cái “quan định mệnh” nằm xuống thì cái mồ "anh" thế nào?

Trịnh Công Sơn không có chức tước gì cả, nằm xuống….1.500 vòng hoa trắng (Ông không có vợ) cái đó làm ta suy nghĩ chứ. Đến khi bà Khánh Ly, người hát, vừa khóc vừa nói:

Ông Trịnh Công Sơn là nữa cuộc đời của tôi. Tôi là một ca sĩ vốn không tên tuổi, nhưng nhờ nhạc Trịnh Công Sơn cả Sài Gòn biết đến tôi và sau này bao nhiêu người biết đến tôi là Khánh Ly.

Trịnh Công Sơn không đi với tôi, người ta cứ tưởng tôi là người yêu, có thể là vợ nhưng không! Ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai cả. Ông là người của quê hương, sinh ra ở quê hương, làm nhạc cho quê hương và hát cho quê hương và khi đất nước có biến cố người ta nghĩ Trịnh Công Sơn sẽ đi với tôi, nhưng không. Trịnh Công Sơn người của quê hương và ở với quê hương. Có người lầm tưởng Ông theo cộng sản sau năm 75. Không! Ông không theo ai; Ông theo dân tộc; theo quê hương. Vì vậy khi Ông sang Pháp Ông không dám đi đâu cả, Ông ở trong một quán Việt Nam ở Pa-Ri, vì có kẻ muốn giết Ông, coi Ông là phản động. Nhưng tôi biết, Trịnh Công Sơn là người của quê hương, không bao giờ Ông sang một nước khác nói là quê hương thứ hai của Ông. Hôm nay tôi khóc là vì nếu không có Ông thì cũng không có tôi. Nhưng mà người như tôi mà cũng không lôi kéo được Ông đi. Đến khi Ông sang Pháp hai người ngồi với nhau,uống với nhau ly cà phê trong quán Việt Nam, hai người cùng khóc nhớ lại những đêm mưa Sài Gòn, chiến tranh trùm khắp quê hương “hát cho đồng bào nghe” dậy mà đi hỡi đồng bào ơi!

Và hôm nay Ông nằm xuống trên mảnh đất quê hương, đó là Trịnh Công Sơn của quê hương, Ông không có riêng tư gì hết. Một nghệ sĩ chỉ đi hát, mà Trần Long Ẩn đọc điếu văn trước mộ Trịnh Công Sơn cũng phải rơi nước mắt.

Nhắc lại 1.500 vòng hoa, người đi tiễn Trịnh Công Sơn toàn đi bằng xe gắn máy nườm nượp và đặc biệt trong đám tang này có Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đến viếng và tiễn đưa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tôi thấm thía một bài học, chức tước nó làm lợi ích cho nhân dân, người ta quý. Làm người thuốc chữa được bệnh cho nhân dân, đó là hạnh phúc. Người thầy giáo truyền kiến thức, học vấn cho học trò, người cán bộ hoạt động trên địa hạt công tác của mình… làm được việc có ích, nhà văn viết những trang sách những trang sách đó… Cô Khánh Ly nói về Trịnh Công Sơn, nói về quê hương, ai mà rời bỏ quê hương là sai. Đừng bao giờ quên đi tìm cái vinh quang đích thực của nó ở quê hương, ở dân tộc mình “Quê hương là chùm khế ngọt”…

Lời cảm ơn của nhà trường:

Thưa nhà văn Sơn Tùng!

Hôm nay là buổi học cuối cùng của khóa 40 lớp “Đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục ” và là buổi sinh hoạt cuối cùng của khóa học trên hội trường này. Cũng như người đạo diễn của một vở kịch, màn cuối cùng trước khi màn kịch khép lại bao giờ cũng là màn kịch đông nhất, hay nhất và gây ấn tượng nhất.

Hôm nay, để có món quà chia tay các đồng chí trước khi ra về, nhà văn Sơn Tùng, chuyên gia nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, được mệnh danh là “Nhà Hồ Chí Minh học” đến nói chuyện với chúng ta về “CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI” mà tên tuổi của Người đã gắn liền tinh hoa khí phách dân tộc, sự nghiệp của Người gắn liền với quá khứ đau thương và lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam. Đó là CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MUÔN VÀN KÍNH YÊU và thực tế ý tưởng của tôi đã được nhà văn đền đáp lại bằng những mẫu chuyện thật tuyệt vời. Tôi xin phép không bình luận về bài nói chuyện của nhà văn hôm nay, tôi chỉ xin đưa ra một suy nghĩ:

Đã đến lúc Sự thật phải trả về cho Sự thật, Lịch sử trả về cho Lịch sử với giá trị nguyên bản đích thực của nó, dẫu có biết rằng Sự thật nói ra nó cực kỳ gai góc nhưng vẫn có giá trị hơn rất nhiều so với lời nói, nhận định sai lạc, giả dối, giá lạnh, không có hồn… nhưng Sự thật đó quang minh chính đại, phù hợp với Lý tưởng của con người và đặc biệt là Sự thật đó phù hợp với Lương Tâm của chúng ta.

Giờ chia tay với nhà văn Sơn Tùng đã đến, xin thay mặt anh em thành tâm kính chúc nhà văn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, sống thanh thản với một cuộc sống vật chất còn nghèo khó.

Mong nhà văn ghi nhận cho một điều, đối với anh em chúng tôi những giá trị tinh thần mà nhà văn đã đem đến cho chúng tôi trong khóa học này luôn luôn khắc sâu trong tâm trí chúng tôi.

Trước khi ra về, một lần nữa xin cảm ơn!

(5-6-2001)

Chú thích:

Những (1), (2), (3)… ở các trang trên được tách ra từ buổi nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng với dụng ý để câu chuyện nhà văn nói được liền mạch, không bị gián đoạn xa quá.

Ngoài ra chúng tôi có kèm thêm những phụ lục nhằm làm rõ ý tưởng diễn đạt của nhà văn Sơn Tùng.

Nói chuyện với đồng chí Cao Nham

1. – Đầu năm 2001 tôi có dịp gặp và nói chuyện với Đại tá CCB Cao Nham tại Nam Đồng. Trong câu chuyện có một chi tiết tôi không thể quên theo lời kể của đ/c Cao Nham về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 ông Lê Duẩn nói với Bác Hồ: Đề nghị Bác để tôi đánh trận này nếu không thắng tôi xin từ chức Tổng bí thư, nhưng với điều kiện Bác phải cách chức Võ Nguyên Giáp (? Không nói lý do).

Vào trận đánh kết quả không như ý của Ông Duẩn, vào đợt 2 Ông Duẩn lại nói với Bác cũng với đề nghị trên, kết quả cũng không đạt như ý Ông, tiếp đến đợt 3 một lần nữa Ông Duẩn lại nhắc lại đề nghị trên, nhưng kết quả cũng không khác gì các đợt trước.

Vậy là cả 3 đợt của Tổng tiến công và Nổi dậy như Ông Duẩn chủ trương không đạt như ý định của Ông đương nhiên là ng phải “từ chức” như Ông tự xác định với Bác chứ (“quá tam” mà) nhưng không thấy Ông tỏ thái độ nào cả (trong câu chuyện của đồng chí Cao Nam).

Tuy nhiên (có thể theo tôi hiểu) Bác Hồ cũng không muốn có sự xáo trộn nhân sự xảy ra khi sự nghiệp giải phóng Miền Nam chưa hoàn thành, nên (vẫn... đ/c Cao Nam kể).

Bác nói:- Chú Duẩn có uy tín với đồng bào Miền Nam thì chú cứ làm Tổng bí thư, còn chú Giáp giỏi quân sự thì cứ để chú ấy làm Bộ trưởng Quốc phòng.

2. – Về chủ trương Tổng tiến công và Nổi dậy, Bác Hồ và Ông Giáp không tán thành nhưng vì thiểu số phải phục tùng, phải chấp hành nhưng vì lợi ích của cách mạng không để tổn thất lớn cho lực lượng ta, nên Bác đặt vấn đề và hỏi Ông Giáp: - Có cách nào làm giảm nhẹ thiệt hại? Ông Giáp nói: - Chỉ còn cách đánh các căn cứ gần giới tuyến để kéo bớt lực lượng địch ra ngoài này.

Vì thế ta mới thấy có các trận đánh rất ác liệt dọc đường 9. Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, A Sầu, A Lưới… Địch phải kéo ra 4 sư đoàn đối phó ở ngoài này, và tổng thống Giôn – Sơn đã có một câu tuyên bố nổi tiếng: Phải tử thủ với Khe Sanh, chính vào lúc đó.

3. – Vậy căn cứ vào đâu mà Ông Duẩn dám đề nghị với Bác với sự tự khẳng định: Nếu không thắng thì tôi xin từ chức?

Câu hỏi này có thể được giải đáp với mẫu chuyển của Ông Mười Hương như sau:

Năm 1968 khi tôi còn công tác ở K68 (Bộ CA) nói về Bộ CA tháng 8/1986 sau khi tốt nghiệp Đại học ngoại giao. Ông Mười Hương là Cục trưởng (Thay Ông Nguyễn Thế Tùng về hưu). Lúc đó cơ quan còn đang ở Quận Nhân sơ tán cách Hà Nội 30km, Ông Mười Hương nói chuyện với cán bộ P.5 (K/68) có tổ công tác của tôi, Ông nói: - Ý định của ta trong cuộc TTC-ND tết Mậu Thân (1968) là: Chiếm đài phát thanh Sài Gòn, đánh sứ quán Mỹ, bắt Matin, đánh dinh độc lập bắt Nguyễn Văn Thiệu để chúng tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh Sài Gòn.

Nhưng trận đánh diễn ra không suôn sẻ như ý muốn (Ông Duẩn) vì đại sứ Matin khi đó ở cách sứ quán 200m, còn tổng thống Thiệu thì về Cần Thơ ăn tết, do ta không nắm sát tình hình đó nên không bắt được chúng (Theo lời kể của Ông Mười Hương). Vì thế nên mới có đợt 1, đợt 2, rồi đợt 3 là bởi vì sau khi chiếm được Đài phát thanh Sài Gòn từ đợt 1 rồi, nhưng lực lượng ta cứ phải giữ nó đấy để chờ bắt hai tên kia nên mới sinh ra có đợt 2 nhưng cũng không tóm được Ma-Tin và Thiệu, nên lực lượng chiếm đài phát thanh vẫn cứ phải cố thủ để chờ tiếp đợt 3 (xem sao). Và kết quả thì ai cũng đã biết.

Ông Mười Hương nói tiếp: Năm 1967 Bác có ý định vào Nam bằng đi bộ vào Nam. Bộ Chính trị không đồng ý vì tuổi tác sức khỏe của Bác (có lẽ chỗ này trùng với câu chuyện Ông Sơn Tùng nói về hội nghị 3 nước Đông Dương họp ở Phom Pênh: lúc bấy giờ). Nên ta có ý định giành thắng lợi trong đợt Mậu Thân 68. (Câu chuyện này chính xác đến đâu thì tôi không rõ nhưng đấy là câu chuyện của Ông Mười Hương nói ở P.5 vời chúng tôi năm đó).

Đến đợt 3 cũng không bắt được Ma-Tin và Thiệu thì cơ hội “bất ngờ” không còn nữa và địch phản công lại, thế là chủ trương TTC và ND nhằm mục đích tối thượng không đạt được, tuy nhiên sau đó Mỹ buộc phải chấp nhận đàm phán ở Pa -Ri.

4. – Về cuộc đàm phán Mỹ - Việt ở Pa -Ri ta đã chuẩn bị từ năm 1963, khi tôi còn đang học khóa 3 đối ngoại của Trường Kinh Tài (tức là khóa 1 của Trường đại học Ngoại Giao) do Ông Hoàng Văn Lợi thứ trưởng làm hiệu trưởng dưới thời Bộ trưởng Xuân Thủy.

Trong buổi nói chuyện với sinh viên ngoại giao khóa đó, sinh viên nêu câu hỏi với Bộ trưởng Xuân Thủy về tình hình chiến sự và đàm phán sẽ diễn ra theo hướng nào và triển vọng… thì ông Xuân Thủy nói: Cuộc chiến diễn ra ác liệt thế nào thì ta đã biết, còn về đàm phán thì cũng vì thế mà ta đã xác định thế này, rồi ông đọc hai câu thơ (Ông Xuân Thủy Bộ trưởng NG, là nhà giáo và cũng là nhà thơ):

Đàm đàm đánh đánh đàm đánh đánh

Đánh đánh đàm đàm đánh đàm đàm

Rồi Ông giải thích cuộc đàm phán với Mỹ sẽ diễn ra cứ nhảy kiểu như thế, mà đúng là thế thật. Hội nghị Pa -Ri kéo dài suốt từ năm sau tết Mậu Thân 1968 cho đến đầu năm 1973 (5 năm).

Để chuẩn bị cho cuộc đàm phán đó, Ông Xuân Thủy được rút khỏi chức Bộ trưởng ngoại giao để làm Trưởng đoàn đàm phán ở Pa-Ri. Ông Nguyễn Duy Trinh lên làm Bộ trưởng ngoại giao từ đó.

Dưới đây là mẫu chuyện nhỏ về Ông Hà Văn Lâu, Bác Hồ mời Ông Hà Văn Lâu đến giao nhiệm vụ. Ông Hà Văn Lâu hỏi Bác về công tác sắp được giao, thì Bác nói:

Tên chú thế nào thì công tác của chú cũng thế

Đó chính là hội nghị Pa-Ri là nơi Ông Hà Văn Lâu công tác lâu năm ở đoàn đàm phán của Ông Xuân Thủy suốt 5 năm.

CÂU CHUYỆN TÔI ĐƯỢC NGHE KỂ LẠI



Sau cách mạng tháng 8/1945 Cù Huy Cận có hỏi cụ Hồ:

Bây giờ đạo đức dạy (học) cái gì?

Cụ Hồ nói:

Cần – Kiệm – Liêm – Chính

Chắc là Ông Cận nghĩ rằng cách mạng là đổi mới tất cả vì khi đó cũng đang có phong trào vận động xây dựng đời sống mới thì dạy học cũng phải là “đạo đức mới” (lúc đó chưa có khái niệm đạo đức xã hội ý nghĩa như bây giờ đâu), nên Ông Cận mới nói:

Cái (đạo đức) đó cũ quá

Thì Cụ Hồ trả lời như thế này với Ông Cận

“Thế thì ngô, lúa có từ bao giờ ?”

Tất nhiên ai cũng phải nói “ngô, lúa” có từ cổ xưa rồi, mà đạo đức “Cần, kiệm, liêm, chính” là 4 đức tính thuộc về đạo đức nhân văn đã đưa xã hội tiến bộ và phát triển không ngừng đến ngày nay và như vậy không bao giờ có, không bao giờ cổ, cũng như ngô, lúa chúng ta ăn có thượng cổ đến nay nó đang nuôi sống chúng ta.

Xã hội loài người mà xa rời 4 đức tính đó thì chắc ai cũng hiểu là thế nào rồi.

Đó là ý nghĩa của một trong những câu thành ngữ cổ xưa “Còn giá trị với thời đại” như nhà văn Sơn Tùng cũng nói ở trường đào tạo cán bộ quản lý của ngành giáo dục ngày 11 tháng 4 năm 2001.
Nguồn tin: Cữu thế tự Tam