CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI PHẦN 1

PHẦN 1:
Đã đến lúc sự thật phải được trả về cho sự thật, Lịch sử phải trả về cho lịch sử với giá trị nguyên bản đích thực của nó, dẩu có biết rằng Sự thật nói ra có cực kỳ gai góc, nhưng Sự thật đó quang minh chính đại phù hợp với Lý tưởng của con người và đặc biệt Sự thật đó phù hợp với Lương tâm của chúng ta.
(Trích lời cảm ơn của nhà trường
Sau buổi nói chuyện của Nhà văn Sơn Tùng)
Lược ghi buổi nói chuyện của nhà văn Sơn Tùng ngày 11/4/2001 tại Trường cán bộ quản lý giáo dục của ngành Giáo dục đào tạo.
Xin giới thiệu Bác Sơn Tùng là nhà văn mà nhiều người đã biết qua các tác phẩm của Bác. Trong buổi nói chuyện hôm nay Bác sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin rất bổ ích. Mặc dù Bác đang mệt nhưng với nhiệt tình với trường chúng ta, với thế hệ cán bộ quản lý của ngành giáo dục đào tạo chúng ta, Bác vẫn nhận lời đến nói chuyện với trường chúng ta hôm nay.
Bây giờ tôi xin nhường lời cho Bác Sơn Tùng
Kính thưa thầy Hiệu trưởng
Kính thưa các thầy, các cô giáo
Trường cán bộ quản lý giáo đục đào tạo cán bộ quản lý của cơ quan của nền giáo dục, bất luận trường nào đi nữa thì giáo dục vẫn là nền tảng quan trọng. Vì không tôn sư thì không có đạo được. Dù phong kiến đế quốc, tư bản, xã hội, chủ nghĩa đi nữa…. nếu không trọng thầy, không yêu thầy học (muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy) là không phải đạo. Vì vậy, nói đến giáo dục, đã không có chữ thì đành vậy, còn đã là có chữ thì phải ơn thầy. Làm đến ông vương, ông tướng cũng đã qua thầy học, làm nhà văn đi nữa thì trước hết phải yêu từ cô giáo vỡ lòng dạy mình từ buổi thiếu thời đến thầy dạy tiểu học, rồi phổ thông lên đại học.

Vừa qua thời tiết nó chuyển đổi đột ngột, ít khi nào sang tháng tư, qua tháng ba thanh minh rồi, mà Hà Nội thời tiết 16 độ, cái thời tiết nó tắt nắng, như ngày hôm qua tôi tưởng không đến được, vì đã nhận lời thầy Huấn, từ mấy tuần trước. Sáng nay thầy Huấn đến cũng biết tôi đang nằm, ngoạ thiền chứ không tọa thiền, Có hai phương pháp, vết thương nó tái phát nặng thì nằm thiền, còn tọa thiền thì sáng nào tôi cũng làm, 2h sáng tôi ngồi thiền, 3h rưỡi sáng thì tắm nước nóng, dậy thì đọc sách, đến 5h thì nằm thiền điều trị vết thương sọ não.

Hai hôm nay tôi không ăn, hôm qua nó có cái thời tiết đã đành, lại nữa có mấy cái hội nghị: 11 rồi 11b, rồi 12…. mới bế mạc .Thế thì những vấn đề này nó gắn liền với sự tồn tại, sự sống còn của đất nước. Vì Đảng ta là Đảng lãnh đạo đất nước từ năm 1930, làm nên những sự nghiệp rất lớn, trước hết là sự nghiệp cứu nước. Ba mươi năm chiến tranh, không ai muốn điều ấy làm gì. Người ta muốn làm nhà khoa học, làm nhà giáo… ai muốn làm người anh hùng trong chiến tranh. Làm người anh hùng trong chiến tranh thì hàng nghìn, hàng vạn người ngã xuống. Đó là cái bất đắc dĩ của dân tộc.

Nhưng từ một phần tư thế kỷ nay Đảng ta sa sút xuống đến mức không tưởng tượng nổi so với trước đây, nhân cách những người cộng sản không còn. Nhân cách không còn vì nó tham nhũng đến như thế.

Tuy nhiên sự nghiệp của Đảng ta vẫn chói lọi thôi, nhân dân thì rất vĩ đại, nhưng những người có trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân không giữ được nhân cách. Họ đem cái tham nhũng làm hại cho toàn Đảng, cho nhân dân ta. Mặc dù vậy, cái vị thế của dân tộc Việt Nam vẫn đứng ở cái vị trí lớn. Dù nó là nước nhỏ, nước nghèo, còn sự thực thì dân tộc ta, nhân dân ta, cái hưởng thụ về văn hóa tinh thần của dân ta so với các nước Đông Nam Á, với khu vực của ta, nó cao. Vì ngay bây giờ đây ở Đại học Tổng hợp có cả đoàn sinh viên do ba giáo sư nổi tiếng ở Washington dẫn đầu sang ta để nghiên cứu về Bác Hồ. Đoàn ở đây độ ba tháng, nay mới được tháng rưỡi, đã đi Tân Trào, Pắc Bó về. Đoàn gồm những sinh viên xuất sắc về Sử Việt Nam và ba giáo sư đem theo cả gia đình con cái. Họ có mời tôi cùng đi nhưng vì sức khỏe tôi không đi được.

Vấn đề trong mấy hội nghị trên là phe phái, phe cánh, mất đoàn kết trong lãnh đạo cao nhất. Như trước đây tôi đã có dịp nói được một phần sự hình thành nhân cách của Bác Hồ. Nói đến cái đó là trong cái nôi gia đình của Bác. Nhân cách của con người ra đời trước hết phải là gia đình, bước thứ hai để hoàn thiện nhân cách là trường học, để đi vào đời. Con người vào đời phát triển như thế nào bao giờ cũng bắt đầu từ gia đình, trường học. Nói trường học là có cả xã hội, có làng xóm quê hương. Tôi cố gắng nói một ý như vậy, ngắn hay dài tùy thuộc vào sức khỏe. Nhưng trước hết tôi dành một số thời giờ để nói về cái Đại hội 9 sắp tới đây.

Ngày 19 tháng 4 này ra Đại hội chỉ để quay phim chụp ảnh, chứ mọi việc nó đã như trước một ở hội nghị Trung ương 12, hôm nay Trung ương nghỉ.

Tôi viết về đề tài Bác Hồ là danh nhân cách mạng rất quan tâm đến vấn đề từng con người có trách nhiệm đến vận mệnh quốc gia, từng sự kiện của đất nước thì Đại hội Đảng là một sự kiện lớn. Ít nhiều thì tôi vẫn nhớ đến cái đại hội Đảng IV cuối năm 1976 hôm nay phải nhắc đến Đại hội IV năm 1976. Đại hội kết thúc chiến tranh 30 năm với bao nhiêu hy vọng và chờ đợi bao nhiêu năm, sau khi đuổi được đế quốc rồi nhân dân sẽ trở lại cuộc sống, yên bình dù đói cơm rách áo đi nữa thì cái vinh quang là của những con người chiến đấu vì dân tộc suốt bao nhiêu năm. Nhân dân có thể vẫn còn đòi vì phải khôi phục kinh tế, khó mà no được, nhưng đã thể hiện cái Nam Bắc một nhà, hòa hợp dân tộc. Thắng là thắng đế quốc, thắng ngoại xâm, chứ không có chuyện Bắc thắng Nam. Nam thắng Bắc. Một bà mẹ thờ cả hai sắc lính của hai con dù đất nước chia hai miền. Có cuộc xung đột ấy thì bà mẹ miền Nam thờ người con là lính giải phóng và thờ cả người con ngã xuống nếu là lính quốc gia đi nữa, thì đó là cái nhất thời trong cái biến cố của dân tộc. Còn lòng mẹ cụ thể trong nhà phải có như bất cứ người mẹ Việt Nam nào trong hoàn cảnh đó.

Ông cha ta xưa đã có như vậy. Đánh xong giặc Nguyên thì Trần Nhân Tông đốt tất cả các văn bản là những gì liên quan đến con người chia rẽ. Đốt để phục hồi lại cái hòa hợp dân tộc. Ai đã từng tra gươm chống lại dân tộc, đến giờ phút ấy bỏ… Trần Hưng Đạo thì về Kiếp Bắc, vua Trần Nhân Tông thì lên núi Yên Tử đi tu, giao lại tất cả cho người trẻ. Đội quân vinh quang trong chống Xâm lăng sự nghiệp đến đó xong chỉ để lại người con rể vua Hoàng Triều là Phạm Ngũ Lão giúp vua giữ lấy cái truyền thống nề nếp từ trước. Nếu để Trần Hưng Đạo lại vậy Trần Quang Khải thì sao, để ông con rể nhà Trần thì tiện hơn, không có con ông này, con ông kia, ông cha ta xưa đã làm thế.

Nhưng ở Đại hội 4 của ta thì khác, mười năm sai lầm làm kinh tế, không có áo may ô mà mặc. Họp chi bộ đem ra bình ai bắt thăm áo may ô thì khỏi săm xe đạp… Có khó khăn sau chiến tranh là dễ hiểu, nhưng người lãnh đạo phải nhìn thấy vấn đề. Tất cả vì Tổ Quốc vì nhân dân, sau bao nhiêu năm kiệt quệ như thế này thì đoàn kết một lòng kêu gọi sự giúp đỡ của các nước bạn và thế giới. Và mỗi người lãnh đạo phải sống như nhân dân, có trách nhiệm trước nhân dân. Đây lại không phải thế chúng tôi là những người chiến đấu ở Miền Nam, tôi ngã xuống ở miền Đông Nam Bộ, ở gần Ông Nguyễn Hữu Thọ.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch mặt trận đi dưới lá cờ nửa đỏ nửa xanh, lá cờ Mặt trận nhưng nó vẫn mang cái hồn tổ quốc bị chia cắt, chia đôi. Tấm gương của Ông Nguyễn Hữu Thọ lớn lắm, một trí thức lớn. Và những người như Huỳnh Tấn Phát, nhà giáo Nguyễn Văn Đóa…. Chúng tôi đề nghị những người đó vào Trung Ương. Trung Ương Đảng ta là Đảng trí tuệ thì đưa những người trí tuệ ấy vào là xứng đáng. Nguyện vọng như vậy nhưng không được. Rồi đề nghị đưa lá cờ nửa đỏ nửa xanh vào bảo tàng thiêng liêng, bảo tàng lịch sử, nhưng cái bài học lịch sử ở Đại hội 9 này bao giờ nó mới vỡ ra. Họ chen vào Trung Ương để mà phá, xin lỗi là những người có học vào nắm chức quyền cao để mê hoặc.

Năm 1960 kỷ niệm đảng ta 30 năm, Bác Hồ nói ở giữa nhà hát lớn: Đảng ta là đảng trí tuệ, đảng văn minh rồi. Nói như thế tức là Đảng đã thấy rất dễ đi vào giai cấp hẹp hòi. Bây giờ họ sai lầm đến mức nói đi theo con đường Bác Hồ đã lựa chọn, có đi theo Bác đâu: Bác Hồ là: Đảng lao động, lao động trí óc, lao động chân tay: Nước ta là: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trước hết là Dân Chủ, còn xã hội chủ nghĩa là ước mơ, còn lâu lắm. Đức Phật là: Đưa con người trở về với sự công bằng, sự nhân ái mà đến nay đã 2600 năm chưa thực hiện được. Vậy mà làm sao hôm nay bỗng chốc trong vòng năm bảy chục năm đưa lại cái xã hội Cộng sản có ngay được (?). Đó là ý tưởng, là mơ ước… Loài người đi hàng vạn năm rồi làm sao lại có một thể chế có thể thay đổi tất cả chỉ trong vòng mấy chục năm thôi!! Không phải.

Thế rồi, từ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lại đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, rồi Đảng lao động thành đảng cộng sản…những cái mà Bác Hồ đặt ra thì người ta xóa bỏ. Và năm đó họ định sau Đại hội 5 sẽ rời Thủ đô vào Đắc lắc. Dự kiến đó là của đồng chí Lê Duẫn đã nói ở Vũng Tàu trong cuộc họp cán bộ mở rộng. Nếu chuyện đó đã rồi thì ngày nay làm gì có kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long sắp tới (?). Có phải cứ muốn chọn chỗ cho đế đô ở đâu thì chọn (?). Không phải ! Nó là cả bao nhiêu yếu tố hợp thành, hội tụ lại. Từ trong hang động Hoa Lư chuyển ra giữa đồng bằng sông Hồng này, đất Thăng Long này, là cả một hình thành trưởng thành của dân tộc. Từ chỗ vua ở hang động, vua Lý Thái Tổ chuyên ra giữa thanh thiên bạch nhật, trên cái thế “Voi quỳ Hổ đứng”. Cả cái Tam Đảo, cả cái Ba Vì chầu về đất thiêng liêng, từ đông bắc Côn Sơn đều quay về đây cả. Thế mà họ định dời bỏ cái Hà Nội, cái Thăng Long như không không được! Rồi bỏ luôn quốc ca, may sao dân đấu tranh mãi mới giữ được cái quốc ca, Người ta nói (Quốc ca cũ không đủ tầm vóc xã hội chủ nghĩa) thì bỏ. Quốc ca là của hàng triệu hàng triệu con người. Thì mãi và chi rất tốn tiền mà chọn được 17 bài “Tiến quân ca” của Văn Cao. Hồi đó người ta hiểu lầm, có lẽ ông Văn Cao “Nhân văn Giai Phẩm” nên họ bỏ quốc ca, không phải ông Văn Cao, cá nhân ông Văn Cao không phải là cái lí do, mà vấn đề là ở chỗ họ muốn làm lãnh tụ, muốn đưa ra học thuyết, muốn vượt lên tất cả. Cụ Hồ là lạc hậu, là nho giáo, cỗ xe nho giáo ấy đã hết thời, miệng ông lãnh đạo nói thế.

Từ ông Tổng tư lệnh, Đại tướng phong ngày 25/8/1948 tại rừng Tuyên Quang, mà cả Quốc hội. Chính phủ phong Đại tướng đầu tiên cho một người tri thức, cử nhân luật, cử nhân kinh tế giỏi, là chủ bút báo, hội nhà báo năm 1937 là Võ Nguyên Giáp… đến phong Trung Tướng cho một ông giang hồ tứ chiếng, giang hồ tứ chiếng mà lại lấy của nhà giàu chia cho người nghèo. Cái giang hồ của Ông Nguyễn Phương Thảo tức là Nguyễn Bính là thế, mà Bác Hồ giao nhiệm vụ cho Ông Nguyễn Bình vào Nam lúc đó chưa phải là đảng viên, Ông Bình xúc động quá, nói:

- Thưa Bác, tôi chưa phải là đảng viên cộng sản, tôi chỉ là Quốc Dân Đảng đi ra Côn Đảo bị giam chung với Trần Huy Liệu rồi chuyển sang và đi theo đường lối của Nguyễn Ái Quốc. Bác giao cho tôi vào phụ trách quân sự toàn Miền Nam mà tôi chưa phải đảng viên.

Bác Hồ nói với Nguyễn Bình:

- Tổ Quốc trên hết, đảng viên ư? Tổ Quốc trên hết: Đất lửa Miền Nam chỉ có chú vào phụ trách quân sự toàn Miền Nam mới tập hợp được các giáo phái.
Bấy giờ Nguyễn Bình vào Nam làm Liên khu trưởng. Quân khu trưởng nhưng chưa phải đảng viên. Cho đến 25/8/1948 Ông được phong Trung tướng.Bác sử dụng người có tài vào địa hạt nào, công tác nào là phát huy được cái đó. Nguyễn Bình tập hợp được nhiều giáo phái, thì đến tết năm 1947, Bác Hồ đánh một cái điện cho Bảy Viễn, tướng Bình Xuyên. Thế là Bảy Viễn kéo tất cả quân của ông ta ở rừng Sác đi theo Nguyễn Bình, nhập vào đại quân. Sau đó “có người” phá, chia rẽ giữa Bảy Viễn với Nguyễn Bình nên Bảy Viễn quay vào Sài Gòn nhận thiếu tướng của quân đội Pháp và tuyên bố - Nhận thiếu tướng nhưng không bao giờ đi đánh trận nữa mà ra làm khai thác gỗ. Những người đàn em của Bãy Viễn hỏi ông là : Không đi đánh nữa thi đàn em bao giờ được lên? Bảy Viễn nói: Ta đã lỡ bước, ta đã hiểu Cụ Hồ nhưng không đi trọn được con đường của Cụ Hồ là vì “cán bộ” họ chia rẽ ta với Nguyễn Bình. Và ông ở vậy cho đến thời ông Diện lên diệt giáo phái thì ông mới sang pháp. Tức là con đường Bác Hồ là con đường thu vén tất cả dân tộc vào, chứ không có giao cấp, không đặt giai cấp lên trên dân tộc, xã hội có giai cấp nhưng không đặt giai cấp trên dân tộc.

Đầu tiên khi về Pắc bó thì Bác nói với Ông Đồng, ông Giáp, Ông Lê Quảng Ba, Ông Chu Văn Tấn, lúc đó các ông gần gũi Bác, và cả Ông Trường Chinh nữa là: Gác cái khẩu hiệu giai cấp đi, bây giờ là vấn đề dân tộc, dân tộc không giải phóng được thì ngàn đời không thể giải phóng được giai cấp. Nhân dân ta một khi Tổ Quốc lâm nguy thì từ ông địa chủ đến người cố nông đều một lòng chống giặc, vì thế là vấn đề dân tộc giải phóng. Thế nhưng Đại hội 4 chúng ta, thì nó trật từ cái này, nếu nói làm theo Di chúc của Bác, không nói cái gì xa, cái Di chúc Bác để lại là phải chuẩn bị cho Miền Nam từ bấy giờ chứ khi tình thế đến thì không kịp, tức là chuẩn bị khi giải phóng Miền Nam. Cho nên trong Di chúc của Bác có câu là:

Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa.

Các ông ấy lại đem bỏ cái cụm chữ “mấy năm nữa” đi, cho là “còn kéo dài”. Lúc đó các ông trong Bộ chính trị, tất nhiên có một ông đưa ra, nhưng được Bộ chính trị thông qua: - Có khi Bác chủ quan, “mấy năm nữa” chắc gì?

Năm 1941 khi Bác về Pắc Bó có bài ca lịch sử kể từ đời Hồng Bàng đến các vua Hùng cho đến các đời vua … và cuối cùng nói “năm 45 thì cách mạng hoàn thành”. Lúc đó có người tưởng Bác nói thế để động viên, không phải. Đến năm 1960, thì Bác ghi là “15 năm nữa thì sự nghiệp thống nhất nước nhà hoàn thành”. Vậy nên khi viết Di chúc thì Bác nói: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài mấy năm nữa”. Và thực tiễn xảy ra thì đúng là “mấy năm nữa” nhưng lúc đó Bộ chính trị bỏ đi cụm từ “mấy năm nữa”.

Trong Nam thì phải lo kinh tế từ lúc bấy giờ, tức là lo công ăn việc làm, ngoài Bác này thế nào thì trong ấy cũng phải như thế. Trước hết là sau khi kết thúc chiến tranh thì việc đầu tiên là khôi phục kinh tế, tranh thủ sự viện trợ của bạn bè, nâng cao từng bước, chưa vội làm ăn lớn. Nhưng ta lại đề ra 15 năm nữa phải đuổi kịp Liên Xô, 20 năm nữa đuổi kịp Mỹ. Kịp cái gì? Nói cho oai thôi chứ một dân tộc 30 năm bao nhiêu lực lượng trẻ khỏe ra mặt trận, bao làng mạc thành phố bị san bằng mà làm sao đề ra 15 năm vượt Liên Xô, 20 năm đuổi kịp Mỹ thì xa lạ quá…

Mà Bác Hồ đã dặn rồi: - Ta đánh Mỹ là cái thế phải đánh, bởi vì họ không từ bỏ ý chí xâm lược, thì ta phải đánh; đánh xong thì phải bắt tay với họ. Bác cố tránh để không xảy ra cuộc chiến tranh với Mỹ. Bác đã cho người viết thư cho Ông Ngô Đình Diệm. Lúc đó có hội nghị 3 nước Đông Dương ở Phom Pênh, Bác định đến đó để có thể gặp được Ông Ngô Đình Diệm, nhưng lúc đó Cabốtlốt thấy tình hình đó nó đảo chính ngay, diệt hai anh em Ông Diệm. Bây giờ nhiều đồng chí ở Miền Bắc còn nhớ Bác nói: Ông Diệm ông ấy có cách yêu nước của ông ấy, đừng có gọi bằng thằng, người ta có tuổi rồi. Cách nhìn của Bác như vậy, sau này có học trò của Bác lầm tưởng rằng Bác nho giáo dĩ hòa vi quý, đâu có phải! Cái truyền thống của dân tộc ta là như vậy.

Trong Đại hội 4 thì hạ cái tên nước, thay cái tên Đảng, nêu lên trong 5 năm nữa thì có ti-vi, tủ lạnh cho nhân dân. Những năm đầu tiên thấy được đời sống của anh có nâng lên, nhưng không thấy những cái ấy. Rồi thì, 500 huyện là 500 pháo đài kinh tế, quân sự, dồn làng lại… Lúc đó cũng có nhiều đồng chí kiến nghị, đề nghị gặp Tổng bí thư Lê Duẩn nói:

- Thưa đồng chí, xóm làng Việt Nam hình thành những cái làng văn hóa có từ hàng nghìn năm, có làng ít thì 300, 500 năm mà nay xóa những cái làng văn hóa cổ như thế thì mất hết. Văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã.

Xin lỗi, Ông Lê Duẩn nói: Ngu – Ngu

Thế là giáo sư Lê Văn Thiêm lủi thủi ra về. Còn Ông Trần Đức Thảo mắt thì cận cả đời ông không đi đâu. Ông là nhà triết học, cả nhà toàn sách là sách, ông viết được cái gì thì đưa cho Ông Đồng ra đồng bào ở nước ngoài (Vì ông viết bằng tiếng Pháp, ông không viết được tiếng Việt, chỉ nói được thôi nên công trình của ông là bằng tiếng Pháp). Ông được mời lên để hỏi ý kiến. Ông nói thẳng, nói thật ý kiến của ông thì đuổi ông. Một ông mắt cận ra đứng giữa đường Hoàng Diệu mà không biết đi đường nào ra Phan Đình Phùng hay đi Điện Biên Phủ cả.

Nói lại (những chuyện này) để các thầy cô biết và nhắc lại cái bài học lịch sử khi người đứng đầu mà sai lầm thì nguy lắm, sai một li đi một dặm. Sai của ta nó ở trong trường thôi, sai của người đứng đầu của dân tộc thì nó sẽ đẩy lùi phải mất mười năm. Từ 1976 đến 1986 đây! Phải đi đến Đại hội đổi mới, bước đi phải thế nào, thế nào… sau Đại hội 6 thì đổi mới đấy nhưng chưa giải quyết được vấn đề. Vấn đề là con người lãnh đạo. Hôm nay, thì nó như thế nào… xin thông tin cho các thầy các cô biết, sau ngày 19, 20, 21 Đại hội 9 công khai thì rồi ta cũng biết thôi nhưng biết thì ta cũng chỉ biết vậy, còn bên trong của nó thì chưa nói hết được.

- Hội nghị Trung ương 11, 11b, gần đây 12 mới xong hôm đưa nó diễn ra gớm quá.

Ở hội nghị 11a thì các cố vấn quyết định thi hành kỷ luật Tổng bí thư và kiên quyết cách chức trước thềm Đại hội 9. Về phía Tổng bí thư thì kiên quyết tấn công lại, phản công lại cố vấn. Đó là nguy cơ chứ! Hôm nay thì giải tỏa được rồi, nhưng nay nói lại như thế thì con cái nó sợ vô cùng chúng sợ vì đất nước đang đứng trong một tình hình bất ổn, trong khi Tây Nguyên thì như vậy. Tây Nguyên có kẻ thù bên ngoài nó xen vào can thiệp, cái đó có, nhưng trước hết là anh chứ. “Tiên trách kỷ….”. Cửa ngõ Tây Nguyên như vậy, sau giải phóng Miền Nam thì ông nào cũng về ở thành phố, thỉnh thoảng lên nói vài câu rồi vội vàng về để tắm bình nước nóng lạnh, chứ có ai ở với đồng bào đóng khố, khổ… nên không ai ở với họ. Rồi đi lấy đất đai của họ bán cho các nhà kinh doanh, mua rẻ đất của họ bán đắt cho các nhà kinh doanh lập trang trại. Như vậy, họ lén thấy đất đai của cha ông họ mất dần đi, không còn như thời chống Mỹ.

Vừa rồi ông Nguyên Ngọc, tác giả “Đất nước đứng lên”, Ông có làm một công trình điều tra cơ bản về Tây Nguyên, mà ông làm từ 1999, 16 trang, một tiếng kêu về Tây Nguyên. Có những nhà văn họ nghiên cứu đi thẳng vào một vấn đề lớn như vậy mà không nghe. Bây giờ xảy ra rồi mới nói: - À Ông Nguyên Ngọc nói hay thì còn gì nữa? Khi thấy hay thì việc đã đổ rồi. Tất nhiên có bàn tay bên ngoài nhưng không kín trên thì không bền dưới, trong không ấm thì ngoài không êm. Tôi đã nói câu này với Ông Đỗ Mười, có cả Ông Nguyễn Đức Bình là giáo sư (Tuy gọi là giáo sư đó, nhưng người ta nói giáo sư gì mà chẳng có công trình gì cả, nhưng Ông Nguyễn Đức Bình là ủy viên Bộ chính trị), tôi nói tại nhà số 1 Nguyễn Cảnh Chân văn phòng tổng bí thư ngày 14/12/1994, tôi nói rằng:

Tổng bí thư mà để người ta “đánh” tôi, người ta bảo tôi là người xuyên tạc Bác Hồ. Tôi xin với Trung ương cho tranh luận công khai trên báo nhân dân và các phương tiện thông tin. Tôi đưa tư liệu của tôi, tôi nói Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà quan, tôi đưa tư liệu nhà quan. Còn các nhà nghiên cứu Hồ Chí Minh học nói Bác Hồ sinh ra trong gia đình bần cố nông, thì đưa tư liệu bần cố nông ra, để người đọc người ta phân định. Nói tôi lợi dụng đề tài Bác Hồ để hạ thấp Bác Hồ, nói Bác Hồ có người yêu là hạ thấp Bác Hồ, nói Bác Hồ thành phần bóc lột sinh trong nhà quan là hạ thấp Bác Hồ, Bác Hồ là người của giai cấp…

Ông tổng bí thư mời tôi lên ngày 14/12/1994, tôi đề nghị một phương án là cho đăng công khai lên báo bằng văn bản, bằng tư liệu, chứ đừng lý luận chung chung. Ông nói cụ Hồ thế này… tôi bảo cụ Hồ thế này… Tất nhiên bây giờ ta phải tôn trọng cái hiện tại nhưng đứng về góc độ nghiên cứu vĩ nhân thì ta nên xem xét lại. Sự thực tôi đưa ra ngày (sinh của Bác) là tôi có lá số tử vi, các cụ để lại giấy thời đó, mực thời đó bây giờ mà cứ ép tôi thì buộc tôi phải đưa ra nước ngoài. Tôi không phải là người thích đưa ra nước ngoài để ép bên trong, không! Tôi không phải loại người đó. Bố mẹ con cái có việc gì thì nói trong nhà, chứ không phải chạy sang hàng xóm rồi chửi đổng về. Tôi không thích cái đó. Nhân lúc đó thì tôi mới nói với đồng chí Đỗ Mười là phải “kín trên bền dưới”. Mấy năm nay ta thấy tham nhũng, mà tham nhũng từ trên Bộ chính trị tham nhũng xuống. Vì thế người ta nói “thượng bất chính hạ tắc loạn” còn tôi xin nói câu tục ngữ của dân ta là “kín trên bền dưới”. Tôi đã nói ở trường Chí Linh (Hải Dương) ngày 20/11/1990, ngày nhà giáo, là trong Bộ chính trị ta chỉ còn có hai người đếm trên đầu ngón tay là không đụng đến đồng tiền bát gạo của dân, mà tôi nói trước Đại hội 7, còn tất cả là tham nhũng hết. Tỉnh (Hải Dương) đề nghị bắt tôi, tôi nói bắt cũng được, không sao cả. Tôi nói là có căn cứ, có tư liệu, không vu khống ai cả, nếu vu khống thì tôi vào tù. Tôi nói “Trong ấm ngoài êm” đây không phải là chuyện gia đình nữa, mà là chuyện đất nước, trong không ấm thì ngoài không êm. Nội bộ trong Vương Triều mà lục đục thì nổi lửa biên cương ngay.

Ví dụ như, trong chúng ta đây này, bọn tham nhũng, bọn cơ hội thì Trung Ương đỡ bợ, còn anh em tri thức, các nhà khoa học thì đồng lương thấp đến như thế này… đối xử như thế này… Tôi có bản thống kê đây, tôi là nhà văn hiện nay những nhà văn cơ hội thì được sống sướng thế này.. còn nhà văn này…. Nhà văn này…..bốn thế hệ ở trong một cái buồng 14m2, như là nhà văn Siêu Hải, nhà văn Mạc Phí, nhà văn Ninh Giang… hàng loạt, mà họ toàn tham gia đi trước cách mạng và kháng chiến cả, toàn trí thức cả, học Albert Sarraut có, học trường Bưởi có mà bây giờ như thế này…. Bốn thế hệ ở trong một cái nhà như thế… Nhưng sau đó, nói đáng tội thì nhà văn Siêu Hải được nhà nước phân nhà. Ông năm đó cũng 80 tuổi rồi, Ông ở 66 Hàng Chiến có 14m2 mà ở gác ba, 9 người, một ông Đại tá pháo binh. Lúc đó Ông Đỗ Mười mới nói với Ông Lê Khả Phiêu (thường trực Bộ chính trị), giải quyết cho ông cái nhà ở Nghĩa Tân. Còn Ông Mạc Phí, chuyên gia Tây Bắc, chưa kịp giải quyết cái nhà cho ông thì ông đã chết mất rồi. Mùng 3 tháng 4 này là giỗ 5 năm ông Mạc Phi. Ông bị quy là “Nhân văn giai phẩm” bị đầy lên Tây Bắc rồi không về nữa, ở lại trên đó nghiên cứu về văn hóa Thái, viết tiểu thuyết ông thì nghiện tiếng Pháp nên đọc toàn tiếng Pháp, ở dưới này gửi báo Europe lên cho Ông đọc thì theo dõi Ông và nghi Ông là Việt gian thực sự rồi. Đến khi Bác Hồ lên thăm Tây Bắc, có đại tướng Võ Nguyên Giáp lên, thì ở cơ quan “phân công” Ông lên Mường Tè. Ông nghe đài đưa tin Bác lên thăm Tây Bắc, Ông phàn nàn là ông không ở nhà để đón Bác.Sau này, nhà văn Lương Quý Nhân, giám đốc Sở văn hóa Tây Bắc, anh em cọc chèo với Ông, mới nói nhỏ cho Ông biết là Bác lên thăm Tây Bắc. Để đảm bảo “an toàn” (cho Bác) người ta điều chú lên đó. Bác về rồi mới cho Ông trở lại. Tất nhiên sau này Ông cũng được giải oan nhưng có những sai lầm đến như vậy.

Tôi nói từ cái Đại hội 4, sau kết thúc chiến tranh ta sai về đường lối dẫn đến tình trạng này kéo dài cho đến Đại hội 6. Đại hội 6 lúc đó Lê Đức Thọ muốn làm Tổng bí thư, không ai nói nhưng tất cả mọi người đều biết rõ ông ấy là ai. Lúc đó Ông Trường Chinh đi Liên Xô về rồi, ông Lê Đức Thọ gọi Ông Vũ Quang (lúc đó Trưởng ban đối ngoại Trung ương, Bí thư Trung ương đoàn), nói:

Báo cáo lại tình hình Ông Trường Chinh trao đổi với bên kia thế nào?

Ông Vũ Quang nói:

- Tôi là thành viên của đoàn, đi phục vụ Tổng bí thư, báo cáo cái gì với ai phải được Tổng bí thư cho phép. Đồng chí là Ủy viên Bộ chính trị phụ trách tổ chức thì các đồng chí làm việcvới nhau, tôi là thành viên của đoàn chỉ là Ủy viên trung ương phụ trách đối ngoại, báo cáo như thế này là vi phạm kỷ luật.

Ông Thọ lại gọi đến Nguyễn Khánh, lúc đó Nguyễn Khánh là Chánh văn phòng Trung ương Đảng, khi xem danh sách dự kiến bầu Trung ương thì thấy gạt Vũ Quang ra, Ông nói:

- Đảng chủ trương trẻ hóa lãnh đạo tại sao Vũ Quang trẻ như thế này lạt gạt ra?

Ông Thọ nói: Vũ Quang nó có vấn đề, người ta đang tố cáo!!!

Trước tình hình lúc này Ông Trường Chinh ở lại làm Tổng Bí thư, Ông Duẫn chết rồi. Mà Ông Trường Chinh làm Tổng bí thư, thì Ông Đồng làm Chủ tịch nước, ông Giáp sẽ làm Thủ tướng. Ông Thọ rất sợ lộ cả một quá trình của ông âm mưu. Nói để ta biết, hậu quả của nó đến cả Đại hội 9 này đã ra văn bản rồi.

Ai cũng biết Ông Giáp, cử nhân luật kinh tế, năm kết thúc chiến tranh Ông mới 64 tuổi, 64, 65 thôi. Ông đã từng chỉ huy trong chiến tranh, đã tổ chức lực lượng. Ông biết thế nào là “mũi nhọn” thì ông bị bịt lại. Lúc bấy giờ Ông Tạ Quang Bửu còn sống, ông có viết bài báo tổ quốc “Những mũi nhọn là đồng chí Võ Nguyên Giáp: Phó thủ tướng phụ trách khoa học, kỹ thuật viết bài đó là hơi sớm, thì tất nhiên cuối cùng Ông Bửu bị (Ông Thọ) gạt đi. Thế là đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Phạm Văn Đồng, các ông làm sao mà biết được âm mưu của họ? Từ đó dẫn đến chuyện “cố vấn” này, Ông Thọ biết Ông “không được” nữa rồi, Ông mới đặt ra chúc cổ vận. Các đồng chí đọc trong cuốn “Những kỷ niệm về Lê Đức Thọ” mới xuất bản nhân dịp giỗ Ông ấy, đồng chí Nguyễn Đức Tâm viết cuốn này. Ông Tâm viết: Tại sao trong Đại hội 6 lại chọn ông Nguyễn Văn Linh, lúc đó chưa là ủy viên Bộ chính trị. (Ông là ủy viên Bộ chính trị từ Đại hội 4 nhưng mà bị gạt ra), còn khi được chọn làm Tổng bí thư thì Ông chỉ là ủy viên Trung Ương. Ông Nguyễn Đức Tâm nói công khai trong sách đó. Tức là “Thọ” biết mình không được nữa thì chọn một người mà ai cũng chấp nhận được là Ông Linh (1). Thế là ông ấy đặt ra chức “cố vấn”để Ông ấy cùng được ở trong đó với Ông Trường Chinh và Ông Phạm Văn Đồng. Và họ đưa ra cái văn bản Võ Nguyên Giáp là con nuôi tên chánh mật thám Pháp ở Đông Dương…. Ghê gớm quá!

Một ông Tổng tư lệnh đánh xong giặc rồi, hiện nay đất nước thanh bình lại là con nuôi mật thám! Nó làm như thế thì lòng tin nào còn! Ông Giáp đâu có phải như thế! Ông thống soái toàn bộ tướng lĩnh, làm việc với toàn những người sống bằng lương tâm, sống bằng danh dự chứ, sao lại là con nuôi mật thám được. Đâu có phải cái chức nho nhỏ, đây là Tổng tư lệnh đánh thằng 3 tên đế quốc. Ông Macim, một trong những người trong toán “Con Nai”, đội quân Việt – Mỹ năm 1945 ở với Bác Hồ, năm nay Ông đã 89 tuổi rồi. Ông xin trở lại Tân Trào trước khi chết. Đưa đoàn này đi là bà Trần Thị Minh Châu, đại tá Cựu chiến binh Kim Sơn, Ông Giáp cùng trong đội quân ấy. Đánh xong Nhật, rồi Pháp, rồi Mỹ, nay lại dựng lên “chuyện” Ông Giáp là con nuôi mật thám Tây, lại bảo.

- Con nuôi mật thám nên mới học, Albeat Sarant, chứ con nhà nghèo ở tân Quảng Bình làm sao vào học được Trường Albeat Sarant ?

Ông Giáp lúc đó học Albeat Sarant, nó chuẩn bị cho Ông sang Pháp, vì Ông học giỏi quá. Sau Ông đi làm cách mạng. Vợ Ông Giáp là liệt sĩ Nguyễn Thị Quang thái, bị tra tấn chết ở nhà tù Hỏa Lò. Chị vợ là Nguyễn Thị Minh Khai, bị chém ở Hóc Mon, bố Ông Giáp là Võ Quang Liêm bị Pháp tra tấn chết ở nhà lao Thừa Phủ xác bị vứt ra ngoài, một ông Hoàng Mười Hai, tức là con vua Duy Tân thứ 12, lượm xác Ông Võ Quang Liêm đi chôn, đánh dấu lại để giữ mộ Ông thân sinh Võ Nguyên Giáp cho đến giải phóng Miền Nam gia đình mới vào thu mộ được.

(1) Ông Nguyễn Đức Tâm đã quá nhầm: Đồng chí Nguyễn Văn Lĩnh đã được Đại hội V bầu làm ủy viên trung ương Đảng, phụ trách bí thư Thành ủy Sài Gòn; đến tháng 7/1983 Trung ương đảng đã nhất trí bầu bổ sung đồng chí Linh vào Bộ chính trị về phụ trách công tác Thường trực Bộ chính trị. Tới đại hội 6 (12/1986) được bầu lại Trung ương Đảng và ủy viên Bộ chính trị và nhất trí bầu làm Tổng bí thư Đảng (12/1985 đến 12/1991)

Sắp đến kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đờ cát tờ ri, đề nghị sang Algetic thành lập một đoàn, Canotha, một đoàn chuẩn bị sang thăm, thì bên tổ chức đảng gửi sang cho Văn phòng Phó thủ tướng “bổ sung thêm” cho đồng chí Võ Nguyên Giáp một chức vụ mới là “Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch” là tháng 4/1984. Ngày 7/5 là ngày kỷ niệm Điện Biên Phủ 30 năm thì tháng 4 có quyết định này. Thế thì hàng tháng cái ông Tổng tư lệnh ấy cắp cặp đến báo cáo với ông Bộ trưởng Bộ văn hóa về tình hình sinh đẻ và các thứ… Những lần gặp Ông Giáp, tôi không hỏi trực tiếp mà qua câu chuyện này câu chuyện kia tôi hiểu được cái ý của Ông (về cái “chức” mới) của Ông: Tôi (ông Giáp) làm tất cả việc này vì tôi nhận được ở Bác Hồ một điều khi ở cùng với Bác ở hang Pắc Bó, khi lót cây Bác có nói như thế này: “Việc gì dù nhỏ đến mấy mà có lợi có ích cho nhân dân cho tổ quốc thì làm, việc gì dù nhỏ, nhỏ đến mấy mà có hại cho dân cho nước thì nên tránh”, cho nên khi đảng giao phó cho tôi bất cứ nhiệm vụ gì tôi cũng nhớ câu nói đó.

Thế thì cái mà có dẫu trong cả quá trình mấy đại hội là chưa có dân chủ trong đảng, đừng nói gì dân chủ bên ngoài. Lúc bấy giờ họ mới đưa nhân vật này nọ lên thay Bộ trưởng Quốc phòng. Cho đến hôm nay đọc bức thư của Ông Nguyễn Đức Tâm gửi cho Bộ chính trị, cho Trung Ương ở hội nghị 11, đọc xong nói thật.. tôi giật mình. Vì Ông Nguyễn Đức Tâm là ủy viên Bộ chính trị, trưởng ban tổ chức Trung Ương mà hôm nay mới đưa ra một văn bản về cố vấn Lê Đức Anh hoạt động chia rẽ như thế này, còn sáu bảy điểm nữa viết ra không tiện tôi sẽ báo cáo riêng với Ban kiểm tra, trong đó có việc khai gian về Đảng, thì sợ quá đi chứ.

Nói như thế để thấy cái Đại hội 9 này đã có phần nào dân chủ, đã nói ra được những cái ung nhọt nó nằm trong Đảng.

Cách đây 4 tháng, ông Lê Đức Anh nói ở bảo tàng Quân đội.

Phải sắp xếp lại cái lịch sử ở trong Bảo tàng này, Võ Nguyên Giáp chỉ đến Điện Biên Phủ thôi, sau này thì người khác.

Khi Ông Giáp đã là tổng tư lệnh thì Ông (Lê Đức Anh) này là gì, tại sao…? Đến khi tôi đọc bức thư của ba vị tướng, hôm nay tôi mới nói ta là mừng cho Đảng đã nhìn ra một phần sự thật. Đến hôm nay, ta còn đang đi trong khúc quanh, nói đi theo con đường Bác Hồ, thật ra chỉ mượn tiếng (Bác Hồ). Đi theo con đường Bác Hồ mà tại sao tham nhũng thế này!

Giật nhau về chức tước, nó đẩy đất nước ta vào chìm đắm sa vào kinh tế, sa vào cái này, cái kia. Thư Ông Nguyễn Đức Tâm còn nêu vấn đề Xiêm Riệp. Tức là vấn đề Campuchia, có liên quan đến Ông Lê Đức Anh, tôi sẽ báo cáo sau, rồi anh Hai Xô và đồng chí Đồng Văn Cống…

Nói về sự nghiệp của Bác Hồ, một con người được sinh ra trong một gia đình nho giáo, trước kia tôi đã nói kỹ với các thầy các cô ở khóa trước. Ông ngoại Bác Hồ tú tài nổi tiếng, dạy nhiều lớp học trò. Đến khi thấy một học trò Nguyễn Sinh Sắc, cha mẹ mất rồi, hôm nay vào làm con nuôi mà học giỏi thế này. Thấy cái đức của con người học trò này nên Ông muốn giao lại cái chí của mình không thực hiện được (Ông muốn học lên nữa mà không học được, chỉ đến tú tài thôi tôi ngồi dạy học). Nay truyền lại cho con rể, cho học trò và gả luôn con gái. Ông không có con trai thì gả con gái cho, coi như truyền lại cho con (rể) ước mơ của mình, khát vọng mà mình không thực hiện được. Vì Ông nhìn thấy ở người (học trò) này nó sẽ làm nên. Nhưng cái định mệnh ở Ông Nguyễn Sinh Sắc là… cho đến khi sinh ra Nguyễn Tất Thành, bấy giờ người ta phải dùng cái “chữ” này --- tuy nó nặng đấy nhưng nó mới rõ cái nghĩa – đó là chữ “tuyệt tự”.

Cuộc đời Ông Nguyễn Sinh Sắc mồ côi cha, mồ côi mẹ. Ông làm con nuôi cho một ông tú, ông tú giỏi, nhìn thấy người học trò này mà truyền lại: Ông Sắc học rồi đi thi đỗ đến đại khoa. Ông có ba người con thì đều đi làm việc nước. Ông Khiêm, bà Thanh, anh và chị Bác Hồ, đều là Đảng viên trong tổ chức Đông Du của Phan Bội Châu sau này là đảng viên Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội Châu thành lập 1912. Cả hai con người này phải đày đi biệt sứ, khổ sai và quản thúc suốt đời. Sau này đến cách mạng tháng Tám mới hết quản thúc. Ông Khiêm không lấy vợ, bà Thanh không lấy chồng, ra tù thì già rồi, lại không nương không tựa vào đâu để mà lấy vợ lấy chồng. Bà Thanh thì sống bằng nghề bắt mạch kê đơn, bốc thuốc. Ông Khiêm chuyên xem mồ mả, bốc mồ bốc mả, xem hướng làm nhà, tứ là thấy địa lý phong thủy mà sống. Cả gia đình này không hiểu vì sao mà thế. Đến Bác Hồ thì Bác không lấy vợ để giữ trọn vẹn cuộc đời của mình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đến khi giành được độc lập thì Bác, trẻ chưa qua già chưa tới, lấy vợ thì không dám lấy, nên Bác không có gia đình. Nhưng bây giờ lại rất nhiều điều tiếng: Ông Nông Đức Mạnh là con Cụ Hồ, tức là con cụ Hồ mang đầy những bi kịch, khủng hoảng của thời đại dân tộc.

Chỉ nói một giai đoạn khá dài đi chệch con đường của Cụ, nó mới đỗ vỡ nhiều thứ đi đến loạn ngôn, suy diễn cái này, suy diễn cái kia, chứ thật ra là con người thì nó khát vọng, có tình yêu, có này có khác, có con là chuyện bình thường. Nhưng không phải như thế, đó trường hợp khác, bây giờ họ cứ sầm sì như thế này để đánh đổ đồng.

Bức thư của Ông Nguyễn Công Tài (con của Ông Nguyễn Công Hoan, anh của nhà văn Lê Minh), là người được đưa vào Nam sau khi học ở Liên Xô. Ông học nghề tình báo, được giao nhiệm vụ vào Nam. Do sự bất đồng giữa ông với Ông Thọ, do đó khi Ông Tài vào Sài Gòn thì bị bắt ngay? Ông bị bắt giam kín suốt cho đến năm 1975 giải phóng. May có người nấu cơm người ta phát hiện dưới hầm này có một người tù quan trọng mà khi địch chạy không kịp thủ tiêu. Sáng hôm 1/5 sau ngày 30 tháng 4, người ta mở cái hầm đó mới đưa Nguyễn Công Tài lên, đưa ra ngoài này (họ) lại nói là “chưa rõ ràng”, điện đưa vào Trung Ương nhưng lại nói “chưa rõ ràng” khai báo như thế nào?. Sau khi Ông Lê Đức Thọ chết, Ông Tài mới được đưa sang làm Tổng cục trưởng Tổng cục Hải Quan. Vừa rồi anh đã nghỉ hưu rồi. Anh mới viết một cái thư tố cáo, cái đơn thế này… Sau khi kết thúc chiến tranh chúng ta bị cái bi kịch này nó xảy ra giống như một số thời kỳ trước đó trong lịch sử ta đã thấy và đã biết…

Thông tin với các thầy các cô một số tin về Đại hội mừng Đại hội tuy chưa họp nhưng mừng là trong nội bộ đã bộc lộ ra được một số vấn đề rất quan trọng, đến cái mức “nó” nắm vị trí rất lớn trong Đảng, Nhà nước.

Đảng ta thì bao giờ cũng giải quyết các vấn đề một cách ổn định, ổn thỏa. Có ý kiến nghị đề nghị cách chức? trước thềm Đại hội 9 này như thế này … thế này… Nhưng làm thế thì nó xáo trộn không cần thiết. Việc xảy ra thì đã xảy ra rồi, không cần làm theo cách trả thù. Cái cách xưa nay của Đảng ta là giữ cái “êm thấm”, “Trong ấm ngoài êm”, làm sao mà đẩy đất nước đi lên, nó thoát cái vòng khủng hoảng là chính. Bây giờ làm thế nào khôi phục dần lại được đường lối của Bác Hồ. Mừng là, đây là Đại hội lần đầu tiên của Đảng ta ở thế kỷ 21 này, đứng về Dịch mà nói thì cái chuyển đổi này mang tính. Dịch Lý – đó là cái đáng mừng. Nói cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm thì cái “đuôi Rồng” và cái “đầu Rắn”, giữa cái năm Thìn và năm Tị, rõ ràng cái Canh Thìn vừa đi thì cái Tân Tị, cái đầu Rắn nó đến. Nhưng mà có thay đổi gì thì cũng phải mười năm, phải vài kỳ Đại hội nữa may ra mới thực sự ổn định, chứ chưa được ngay đâu.

Còn xuất hiện “thiên tài” thì bao giờ nó cũng có điều kiện vật chất, một quá trình vận động, nó tích cực dần lên, chứ thật ra có một nhân tài để tạo nên một cái gì đó, bây giờ thì chưa thấy. Tất nhiên lên là lên những người tích cực hơn, có học vấn hơn, có khoa học hơn, không có học vấn thì rất mệt, tất nhiên lại phải giữ cái ổn định. Vì vậy, đến ngày 19 tháng 1 này thực ra thì đến khoảng ngày 16 thì biết được kỳ Đại hội nội bộ rồi, chứ còn đến ngày 19 chỉ là công khai thôi, bỏ phiếu để quay phim, còn bỏ phiếu thì đã bỏ xong rồi, ngày 16 là xong rồi, ai là Tổng bí thư, ai là này là nọ thì đã được biết cả rồi.

Tôi nói vấn đề trở về con đường của Bác Hồ tức là con đường của dân tộc.

Bác Hồ thành lập Đảng tháng 2/1930, chính cương vắn tắt của Bác bị bỏ. Tháng 10 năm 1930 Đại hội lần thứ nhất lấy Luận cương chính trị của Trần Phú làm đường lối. Bác Hồ bị đẩy lùi vào bên trong. Mãi đến năm 1941 Bác Hồ về nước, cho đến năm 1951 Đại hội 2 lại bị cái “thiểu số phục tùng đa số”, lấy “tư tưởng Mao” vào Điều lệ, đến năm 1951 Cụ Hồ lại bị “khóa”.

Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, được mở ra từ năm 1941 khi cụ vê Pắc Bó, làm được cách mạng tháng Tám, thành lập Mặt trận Việt Minh tuyên bố giải tán Đảng ngày 11/10/1945. Giải tán Đảng cộng sản Đông Dương, sau này thành lập Đảng lao động thì Lào trả về cho Lào. Miên trả về cho Miên, không có liên bang gì ở chỗ này. Mỗi dân tộc có tình hình riêng của nó, còn viện trợ quốc tế với nhau thì bình đẳng, chứ để nước Lào trùm lên Miên là sinh chuyện. Ngay từ lúc đó, cụ Hồ đã nhìn vấn đề như thế, bây giờ nhìn vào tình hình nào là sắc tộc, nào là tôn giáo… Cụ thể không có đặt vấn đề Liên Bang, Miên là Miên, Lào là Lào, Ta là Ta. Đến năm 1951 cụ Hồ chỉ còn là Chủ tịch Ban chấp hành, mới nghe qua thì không thấy rõ, trước cụ Hồ là Chủ tịch Đảng, mà chủ tịch Đảng thì khác chỉ tịch Ban chấp hành. Chủ tịch Đảng có quyền giải quyết vấn đề không cần triệu tập Ban chấp hành. Ví dụ trong việc Bác ký hiệp ước sơ bộ 6/3/1946 không cần triệu tập Ban chấp hành. Bác quyết định ký. Lúc đó Bác chỉ sửa đổi hai chữ. Một bên Bác là “Việt Nam độc lập”, một bên Saiteny (là đại diện CH Pháp) là “Việt Nam tự trị”. Cuối cùng nửa đêm mùng 5 tháng 3 Bác đánh thức thư ký là ông Vũ Đình Huỳnh dậy, bảo là đã tìm ra được lối thoát, đi báo ông Hoàng Minh Giám chuẩn bị để đi ký. Bác chọn được một chữ mà hai bên đều chấp nhận được, đó là “Nước Việt Nam tự do”. Pháp nó rất sợ chữ “độc lập” vì cả Châu Phi nó đòi độc lập, cho nên nó chỉ nhận “Việt Nam tự trị” thôi. Bác bảo Tự trị là không được, độc lập thì Pháp nó không chịu nên nó chọn “Nước Việt Nam tự do” (có chính phủ riêng…quân đội riêng, có ngoại giao riêng, có tài chính riêng) nhưng tên nước là “Việt Nam tự do” thế thì SainTcny nó ký ngay ngày 06 tháng 3 (1946). Trước tình hình ấy mà chờ triệu tập Ban chấp hành để quyết định thì chết, bao giờ mới triệu tập kịp, mỗi người một nơi.

Cho đến năm 1951, đưa “tư tưởng Mao” vào Điều lệ, ghi là “Học thuyết Mác Lênin, chiến lược Stalin, tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong Hồ Chí Minh”, thì Bác Hồ nói:

Thôi: Các ông ấy là đủ cả rồi, Mác-Lênin – Stalin – Mao Trạch Đông … là đủ rồi, còn cái “tác phong Hồ Chí Minh” thì thôi đi:

Chả lẽ lúc đó Bác lại nói “Tôi không có tư tưởng à”. Lúc đó cũng chưa nói đạo đức mà chỉ nói Bác là: “Tác phong cần kiệm liêm chính”, giản dị thế thôi chứ Bác không có lý luận.

Điều lệ ghi: “Thiểu số phục tùng đa số” Bác Hồ ra họp Ban chấp hành thì suốt đời bao giờ cũng “thiểu số” mà thiểu số thì phải “phục tùng đa số” đó là “cái khóa”. Vậy là Bác Hồ chỉ được làm những cái mà Ban chấp hành chủ trương, chứ Bác không có chủ trương nữa. Về cải cách ruộng đất thì Bác Hồ không chấp nhận cải cách ruộng đất kiểu này, mác Bác đã cho ra Sắc lệnh giảm tô 25% từ năm 1949, tất cả các đồng chí lúc đó lòng dạ ai cũng yêu quý Bác Hồ, nhưng lại tôn sùng Ông Mao là: “Là nhà lý luận lớn Trung Quốc”, “là cái mẫu của Châu Á” đem bê vào (điều lệ). Các đồng chí vớ lấy cái “mẫu” của Trung Quốc vào nên mới đưa vào Điều lệ. Đảng như thế và phải làm “thổ cải”. Bác Hồ không tán thành cải cách ruộng đất. Bác chỉ “Trưng thu – trưng mua, hiến điền” chứ không chủ trương đấu tố. Lúc đó mấy đồng chí trong Bộ chính trị,đặc biệt là đồng chí Trường Chinh (tấm lòng đồng chí trong sáng, là người có nhân cách lớn, phải nói thế) nhưng quan điểm của đồng chí Trường Chinh là: - Không phát động nông dân thì nông dân cứ chịu ơn địa chủ suốt đời, phải cho nông dân đấu tố để nông dân vùng lên. Khi ra biểu quyết thì Bác Hồ chỉ có 1 phiếu, nhưng cũng là “thiểu số”.

Xin nói về một bài qua một đồng chí ký là “H.T” viết về những nỗi đau của Hồ Chủ Tịch, hiện sống ở Hà Nội, cách đây mấy tháng rồi. Đầu bài ông đề là: “10 nỗi đau của Hồ Chủ Tịch”, nhưng trong bài đó ông (H.T) giấu đi 2 cái đau, chỉ viết 8 cái thôi. Ông H.T là trong Ban bí thư Trung ương Đảng là nhà lý luận, là Trưởng ban tuyên huấn, là Tổng biên tập báo nhân dân lâu nhất, chủ tịch Hội nhà báo. Có một thời ông cũng lầm rằng: Anh Ba (Duẩn) mới là nhà lý luận, còn Bác Hồ chỉ là yêu nước thôi. Cho đến bây giờ ông mới tỉnh ra. Trước đây ông viết cuốn “Từ tư duy văn hóa cội nguồn, đến tư tưởng Hồ Chí Minh”, in xong thì bị tịch thu không tuyên bố nhưng sách bị tịch thu, bị đốt hết. Anh (H.T) có đem đến cho tôi một cuốn, anh nói: Sách của tôi bị đốt, sách của anh viết nay lại được tái bản lần thứ 2 là may đó. Khi tôi ra cuốn này bị thu hồi mất rồi, còn giữ được một cuốn đem cho ông.

Tôi xin nói đây là đồng chí Hoàng Tùng, là người hiểu biết như thế. Lý luận như thế và một thời ông cũng là ghê lắm chứ, vậy mà có lúc ông nói:

- Thôi, cất cái “mũ phớt” đi được rồi (tức là Ông Giáp đứng trước hàng Quân đội cái mũ phớt).

Có thời Ông chỉ thị các báo không được đăng ảnh Ông Giáp, vì “trên” chỉ thị như thế cho nên ông nói: “cất cái mũ phớt đi”. Có lúc ông cũng lầm, nhưng lúc tỉnh ngộ ra thấy được sự thật thì ông kể ra 10 nỗi đau của cụ Hồ, nhưng chỉ viết có 8 cái, còn hai cái không thấy đưa ra. Dân ta thì không biết, nay Ông kể ra thì Ông cũng ngoài 80 tuổi rồi. Ông nào cũng viết để lại không in được thì cũng để lại cho các nhà nghiên cứu lịch sử sau này làm tư liệu nghiên cứu về những sự thật được nói ra từ trong tim người ta.

Trong bài viết của Ông Vũ Kỳ mà ta đọc báo ta không để ý ông viết kín đáo để đăng báo văn nghệ, báo Tiền Phong, báo Nghệ An số tết 1998, hồi đó Ông chủ Trương đăng trên ba tờ báo đó. Nội dung bài báo là: Năm 1967 Bộ chính trị mời Bác Hồ đang chữa bệnh ở Trung Quốc về để thông qua việc Tổng Tiến công 1968. Khi họp lần thứ nhất bác đã không đồng ý chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy. Bác chỉ đồng ý tập kích chiến lược rồi rút ngay. Ông Giáp cũng chủ trương như vậy, nhưng bị thiểu số nên ông đi chữa bệnh ở Hungari. Nhưng sắp đến tết (Mậu Thân) rồi nên phải thông qua chủ trương đó để đi vào cái tết, nên phải mời Bác về. Ông Vũ Kỳ viết bài báo như sau:

Trên máy bay chỉ có Bác, Ông Vũ Kỳ và người lái máy bay chuyên cơ của Bác từ Trung Quốc về. Lúc đó đã báo cho bộ đội phòng không từ giờ này … đến giờ này…. Trên bầu trời ta từ hướng này….phương vị này….tuyệt đối là không nổ súng. Thời đó đang là chiến tranh, vào giờ đó là xuất hiện máy bay của ta. Khi máy bay về tới vùng trời Hà Nội, sân bay Nội Bài khi đó là sân bay Quân sự nên máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Người lái báo cáo với anh Vũ Kỳ ngồi bên cạnh (Bác ngồi sau hút thuốc):

- Thưa anh, tín hiệu đường băng chênh 15 độ, bây giờ làm sao đây anh?

- Quan sát lại đi, Ông Vũ Kỳ nói.

- Em là người lái mà lái máy bay cho Bác thì em nhìn sai sao được, người lái nói.

Máy bay lượn hai vòng không dám xuống, xăng hết rồi, giờ quy định cũng đã hết rồi, phòng không nó bắn chết, mà xuống theo tín hiệu thì không an toàn…

Phải xuống theo trí nhớ thôi, cậu có xuống được không? Ông Vũ Kỳ nói.

Cuối cùng xuống theo trí nhớ (của người lái) chứ không xuống theo đèn tín hiệu, vì trên máy bay báo đi báo lại nhưng dưới sân bay vẫn không thay đổi, trên báo “tín hiệu chênh” dưới vẫn cứ để thế, không sửa. Vòng một vòng và máy bay hạ cánh chạm đất an toàn, thở đánh phào một cái, Bác vẫn ngồi ung dung hút thuốc, ở dưới sân bay vẫn yên tỉnh/

An toàn rồi, anh ơi! (mừng quá – Nói to lắm nhưng Bác làm như không nghe thấy).

Ra khỏi máy bay (Ông Vũ Kỳ tả) thì thấy đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ ra đón, một lúc thì thấy Ông Đồng, chỉ có thể thôi, còn không ai đến đón Bác cả.

Về đến nhà thì tết đến rồi, việc đầu tiên Bác gọi điện sang Bộ Quốc Phòng hỏi:

Tục lệ người Việt Nam ta ngày tết hay nhớ nhà, thế thì các đồng chí ở nhà đã gửi quà chúc tết đồng chí Võ Nguyên Giáp đang chữa bệnh ở Hungari chưa?

Anh em mình thường trao đổi cái tin này đã đưa ra được chưa? Tôi cho rằng đưa được, đưa năm 98 rồi, nên đưa ra (tin này) vì sắp hết thế kỷ (20) rồi, ai hiểu thế nào thì hiểu, còn thì nên đưa ra nhưng đừng bình gì cả. Đừng đưa đăng một tờ báo mà phải đưa tin trên ba tờ báo, vì một tờ “nó” đánh chết ngay. Đúng thế! Khi cả ba tờ báo đăng bài đó, thì các ông trong Bộ chính trị mời Ông Vũ Kỳ lên hỏi.

Anh Kỳ nói: Tôi chỉ kể chuyến đi của Bác mà hồi ký của tôi, viết về Bác.

Thế rồi “họ” cũng thôi. Cái khung cảnh đất nước ta mấy năm nay nó là thế đây.

Bác Hồ là người cô đơn, đây là cô đơn trên quan điểm. Tôi hiện nay đang viết cuốn “Bác Hồ là người cô đơn nhưng không cô độc”. Năm 2001 tôi viết cuốn này, chủ yếu là nói về quan điểm của Bác từ Quốc tế cho đến khi Bác qua đời, quan điểm của Bác luôn luôn bị cô đơn. Diễn ra trong tình hình hiện nay là vấn đề dân tộc, cái “thiểu số” ấy đi suốt cuộc đời Bác. Đến được ngày hôm nay (quan điểm đó của Bác) càng ngày càng rõ ra là rất mừng. Điều đó nói rằng khoa học nó ra đời không bao giờ dễ dàng dù là khoa học tự nhiên hay là khoa học xã hội. Thuyết của Galile ra đời không phải dễ, ông đã phải lên giàn hỏa thiêu là như thế! Và ở đây (Bác) cũng thế thôi. Vì vậy lúc này ta nghe nhiều chuyện lắm, nhất là ở Hà Nội. Người ta không có bụng dạ gì xấu với Bác Hồ cả nhưng “cái hỗn loạn” đó người ta tung ra rất nhiều chuyện không đâu ra đâu cả thành ra có phần nào làm cho người ta nghi hoặc. Như có người nói: Cái giàu cán bộ, hiện nay là “tội” của Bác Hồ, Bác để lại toàn bọn tham nhũng, phe cánh nó mọc lên thế này.

Tuy nhiên trong những câu chuyện đó cũng có điều mừng là Bác Hồ cũng được “minh oan” chẳng hạn như: Vậy thì ai đưa cái Ông (Lê Đức Anh) lên đến chức chủ tịch nước? đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng? Mà không phải là đảng viên! Không ai kết nạp Ông vào Đảng. Chuyện đó nghe ghê quá ???. Lại còn huân chương Sao Vàng nữa chứ! Giải quyết (những vấn đề đó) thế nào đây!? Ông không phải đảng viên, không hiểu ai kết nạp cho Ông. Đến Ông Lê Đức Thọ mà cũng không biết ai kết nạp Ông ấy.

Nói ra như thế đấy, thấy rằng Bác Hồ ngày càng sáng ra, sáng cả con đường cùng quá trình Bác cô đơn. Nhưng lúc nào “người ta” thấy “lợi” thì “người ta” lấy Bác Hồ ra, chứ “người ta” không làm theo Bác Hồ.

Khi tổng thống Putin đến thăm khu di tích nhà ở của Bác Hồ, mấy ông phụ trách khu di tích đưa lên một chồng sách. Mác – Lênin đặt bên giường bệnh Bác, nói trước khi qua đời Bác đọc những sách này. Người ta tưởng làm thế là trọng Bác Hồ và để ông Nga này quý Bác Hồ, không phải! Trong di sản của Bác Hồ chất Mác – Lê nin rất ít. Người thường nói những câu của dân gian, của dân tộc, cho nên người ta bảo Bác không có lý luận. Bác toàn nói ca dao, tục ngữ, trích Kiều, trích Chinh phụ ngâm, trích những câu của Mạnh tử. Khổng tử nói mà còn giá trị với thời đại (xem phụ lục bài C), trích câu của Lão tử, của Giêsu. Cụ đến với đồng bào công giáo thì Cụ nói với Giêsu chứ không nói Mác. Khi Ông Putin đến thì đem một chồng sách như thế, nhưng Ông Putin ghi vào sổ (lưu niệm lại) không nói gì đến chuyện này mà nói:

Hồ Chí Minh, người thầy của dân tộc Việt Nam (mà không nói Chủ tịch nước). Người để lại trong trí nhớ nhân loại, mà rất vinh dự cho tôi hôm nay được làm quen với cuộc sống của Người.

Tại sao Ông Putin lại nói: “Làm quen với cuộc sống của Người”? vì lên vị trí (tổng thống) này nhìn tấm gương của Hồ Chí Minh lên đến đỉnh cao (Chủ tịch nước) như vậy mà sống không xa cách dân, sống giản dị. Mà chính Ông Putin nói là khôi phục lại một nước Nga, một nước Nga yêu nước, truyền thống văn hóa. Ta nên nhớ rằng Liên Xô ngày xưa những người ấy không phải không có tấm lòng, nhưng đem xóa sạch đi thì đó là người không có đầu óc. Đáng lẽ ra làm cách khác, ta đưa sách khác, sách chính thức của Bác, đây lại làm một chồng “toàn tập Lê nin”. Cụ nằm trên giường bệnh ốm thì làm sao đọc được các sách đó. Nếu để một cuốn Kiều thì không ai cãi được; hoặc để một tập thơ của Putin, vì Bác rất thuộc thơ Putin và thuộc thơ tiếng Nga. Bác có lúc nói bây giờ còn thuộc Victor Hugo. Tôi là học trò nhỏ của Leptonstoi… Bác Hồ của chúng ta ngày nay bị nhiều nhiều thứ như thế, muốn nhận ra Bác thì phải nghiên cứu các sự thực của lịch sử.

Trước đây tôi đã nói về cái nơi sinh thành của Bác, hôm nay tôi nói một số giai đoạn, một số sự kiện mà không nói có hệ thống vì thời gian cũng không có nhiều.

Ta đọc sách, ta đọc lịch sử, ta biết Bác Hồ sinh ở làng Chùa, quê ở Làng Sen, sau vào Huế học. Tôi nghiên cứu, tôi thấy thế này. Nếu Bác Hồ không đi vào Huế từ thủa thiếu thời thì con người ấy cũng bị hạn chế, hạn chế về mặt văn hóa cội nguồn.

Huế là trung tâm văn hóa của cả nước ta vào thế kỷ 19. Bác Hồ vào Huế cuối thế kỷ 19, lúc đó Huế là trung tâm của cả nước. Ở Nam bộ, cụ Phan Thanh Giản đi thi phải ra Huế, còn khúc ruột Miền Trung từ Bình Thuận trở ra đến Quảng Nam, thi hương là phải ra Huế. Ở Bắc thì từ Lạng Sơn trở vào cũng phải vào Huế để thi. Diện mạo các nhà tri thức, các nhân sĩ, các ông quan (xin nói thực có một thời kỳ cực đoan, đã nói “quan” là phong kiến, quan lại là xấu, ở Chí Linh tôi nói thế mà suýt bị bắt).

Nói các quan “xấu” như thế nào sao lại truyền giòng nối dõi văn hóa Việt Nam mấy nghìn năm được!? Cố nông thì làm sao giữ được (?). Chúng ta vô cùng quý trọng cố nông. Người thợ nhưng nói đến diện mạo văn hóa là phải nói đến tri thức. Các gia đình khoa bảng, gia đình nhà quan truyền từ đời này qua đời khác. Các ông quan tham nhũng thì cá biệt thôi. Tất cả tham nhũng thì còn gì là văn hóa Việt Nam. Không có Nguyễn Trãi thì ta làm gì có văn hóa thế kỷ 15, thế kỷ 18 sang thế kỷ 19 cũng vậy. Ở nhà cái ông giàu nhất nước, mà xưa nay chưa có nhà nào mà cha con Đồng Triều là tể tướng, là thân sinh Nguyễn Du và Nguyễn Du. Bác Hồ chúng ta chính là con người nối tiếp những cái (Văn hóa cộinguồn) này chứ.
Nguồn tin: Cữu thế tự Tam