+Gia phả là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, vai trò công đức của Tổ Tiên,Can Cố, Ông Bà, Cha Mẹ... Trong thời đại mà họ sinh ra và lớn lên
Ngày này việc viết gia phả để ghi lại những điều cần nhớ về cuội nguồn nhằn tri ân Tổ Tiên, góp phần tôn vinh dòng họ đã trở nên khá phổ biến... Để làm được việc đó đòi hỏi phải mang tính kế thừa, tính hệ thống, tính khoa học,tính chính xác đặc biệt phải sử dụng tối ưu sức mạnh của công nghệ thông tin. Tức là từ hình thức in ra giấy chuyển thành trang web gia phả cá nhân (TWGPCN) trên trang mạng internet.
Cách làm này tiện lợi ở những điểm sau:
- Ban biên tập đặt ra những thông tin cần nắm được của từng GPCN rồi giao cho các cá thể tự soạn GPCN của mình thành một tệp sau đó gửi về ban biên tập.
- Thông tin có đến đâu thì viết đến đó sai thì sửa, thiều sót thì chèn
- Trong một đời GPCN nào hoàn chỉnh thì làm trước, GPCN nào chưa hoàn chỉnh thì làm sau
- Họ có 15-16 đời trở lên thì 9-10 đời đầu phải có phả đồ gốc mới làm được.
Lập phả đồ Dọc đời được ghi theo cột dọc mang tính phổ biến trong cách lập phả đồ lâu nay. Mỗi GPCN nằm trên một hàng, giả phả họ tộc có bao nhiêu GPCN thì trên phả đồ có bấy nhiêu hàng. Mỗi GPCN mang hai chữ số (X,Y) X chỉ đời, Y chỉ đinh thứ mấy.Một họ tộc khoảng 18 đời với vài ngàn đinh thì phải mất xấp xĩ một trăm trang mới lập được
Phả đồ Ngang đời được ghi trên hàng ngang không mang tính phổ biến trong cách lập phả đồ lâu nay. Một GPCN không phải là đinh đầu mà vô tự thì độc lập nằm trên một cột trên dưới mình không có ai và nếu lại là đinh cuối cùng của một đời nào đó thì muôn đời sau khi lập lại phả đồ đinh đó vẫn thuốc cột cuối cùng. Thông thường số lượng cột chiếm khoảng 1/2 số GPCN. Kích thước của phả đồ, chiều dài thường gấp cả trăm lần chiều rộng, mỗi GPCN mang hai chữ số (X,Y) X chỉ đời, Ychỉ đinh thứ mấy. Hỏi mấy ai biết lập và sau khi lập rồi số người hiểu và biết đọc là bao? Chưa nói đến nếu lập sót hoặc thêm đinh thì có cách nào để bổ sung? Chí có cách duy nhất là lập lại từ đầu đối với cả hai phả đổ trên.
Cần lưu ý thêm: Những phả đồ lâu nay mà các họ tộc đưa lên trên trang mạng là vẽ chứ không phải lập.
Sau nhiều năm trăn trở tìm tòi nghiên cứu dựa vào hai cách lập phả đồ truyền thống nói trên Tôi đã tạo lập ra cho từng GPCN một phần mềm( số hóa) mà việc giải mã nó được hiểu qua những con số ở những vị trí cụ thể đã được quy ước . Cở sở để tìm ra những con số đó là: Mỗi gia phả cá nhân muốn có tên trong phả đồ thì phải cho biết mình là đời thứ mấy? thân sinh là ai? Ban biên tập sẻ tìm và chọn đúng thân sinh, xác định được số thứ tự theo thế vị tường của thân sinh. Thân sinh có bao nhiêu đinh? bản thân mình là đinh thứ mấy? Từ đó ban biên tập xác định số thứ tự theo thế thứ vị tường của cá nhân đó.Hai chử số X,Y nói trên :Một số dùng làm số mũ cho số thứ tự của GPCN,một số dùng làm số mũ cho số thứ tự của thân sinh.Tiếp đến GPCN cần cung cấp tiếp số đinh của mình,số con gái xuất giá... Trường hợp không có con thì ghi số 0; trường hợp chưa biết hoặc chưa có thì để trống, khi nào có thì bổ sung sau, còn các thông tin khác ai có thì viết, ai không có thì phải chịu; ai có trước thì làm trước, ai có sau thì làm sau. (Chủ yếu là thông tin cho người đã mất để viết bài vị gồm: năm sinh ,ngày giổ, mộ táng tại đâu ,tên thụy,tên hiệu,trước làm gì,mức độ trường thọ,chức danh,công trạng...? ).Công việc cập nhật này là việc làm thường xuyên cho nhiều thế hệ tiếp nối .
Đến đây ta hiểu rằng muốn làm một cuốn Gia Phả Điện Tử thì họ tôc phải có cuốn gia phả gốc,có phả đồ dọc hay ngang của những đời xa xưa làm cơ sở chuyển thành phả đổ Logic, (làm thủ công) sau đó nhờ kỉ thuật viên vi tính lập trang Web cho phả đồ.Đó chính là cổng thông tin điện tử của dòng họ mình, rồi tiếp đến mới viết các nội dung như đã nêu ở trên có cả phần chung (của họ tộc), phần riêng (của từng GPCN),mà phải làm trên trực tuyến,thông tin có đến đâu thì làm đến đó,thông tin nào có trước thì làm trước,thông tin nào có sau thì làm sau,làm suốt đời,vừa làm vừa chỉnh sửa bổ sung những sai sót nếu có. (Phần này nếu bạn không đem chữ Hán vào thì mình tự làm lấy quá đơn giản) Cuốn gia phả hotruongquang.com ở làng Phú Hào (xưa) nay là khối phố 6 phường Hà Huy Tập TP Hà Tĩnh Tôi đã làm theo quy trình đó là 1 ví dụ.(mời bạn đọc tham khảo)
.
Khác với phả đồ ngày trước: Phả đồ lập theo kiểu này mỗi GPCN có một trang riêng và thông tin chủ yếu là của những người còn sống của ai thì viết vào trang người đó càng nhiều càng tốt,nhất là những người thành đạt,nổi tiếng, có nhiều thông tin: học hàm,học vị,danh hiệu,huân huy chương,sắc phong, băng đĩa...Ta có thể cập nhật bất cứ lúc nào miễn là có thông tin.( Khi đó mới có điều kiện mà tôn vinh dòng họ ) . Khi nào họ chết dựa vào đó trích ra để viết bài vị .Trường hợp lập sót hoặc thêm đinh thì không phải lập lại từ đầu mà dùng các chử cái a,b,c,... để hỗ trợ chèn vào rồi hệ thống tự động " sắp xếp lại" đúng theo : thế, thứ, vị, tường. Như vậy phả đồ của dòng họ được liệt kê theo "thế, thứ, vị, tường" từ Thủy Tổ, Viển Tổ...đến Viễn Tôn
.
Chẳng hạn: Tại thời điểm nào đó Cửu Thế tự Đức đời thứ 9 có số thứ tự là (74) có đinh mới thì ở đời thứ 10,Thập Thế con của Cửu Thế tự Đức khi cập nhật vào phả đồ sẻ mang số thứ tự là 88a,Click vào chổ "sắp xếp lại" hệ thống tự động chuyển thành 89 Thập Thế tự Vinh (90), Thập Thế tự Phong(91)... Ly do: Vì trước đó Trí Dũng(88) là con của Cửu thế tự Sơn (72) và Vinh(89) là con của Cửu thế tự Thục(76). Cũng cần lưu ý thêm Cửu thế Tam(1947) gọi thì húy Đường(1770) thuộc lớp Tiên Tổ còn nếu Thất thế húy Hiểu(1867) gọi thì húy Đường(1770) lại thuộc lớp Cao Tổ. Cho nên khi lập phả đồ nếu đặt đời thứ 7 vào hàng chính bái thì việc xưng hô các đời là thay đổi không đáng kể , thậm chí không thay đổi. Còn ở trên là đời thứ 9 chính bái xưng hô. Để cho tiện khi lập phả đồ thì các đời nên ghi Thủy Tổ rồi đến Nhất thế Tổ (mũ 1),Nhị thế Tổ (mũ 2),Tam thế Tổ (mũ 3)...Thập thế (mũ 10),Thập nhất thế (mũ 11), Thập nhị thế (mũ 12)... Không gọi như trên và cũng không nên đưa chử Hán vào thêm rắc rối là phương án tối ưu nhất.(chữ Tổ trong các đời chỉ dùng khi người đó đã mất để viết bài vị )
Chú ý :Cửu thế tự Tam khi nào mất quay về trang chỉnh sửa Click vào trạng thái " đã mất " hệ thống tự động sẻ thay chử "tự" bằng chử "húy" ta bổ sung thêm ngày tháng năm mất,mộ táng ở đâu?... và bài vị viết: Cửu thế Tổ Khảo "húy"Tam: Tiền...( Xin mời đọc giả xem phả đồ trong hotruongquang.com để hiểu những điều tôi đã diển giải ở trên ...)
Ví dụ: GPCN của Tôi
(9292+3, 6337)
1917

24/11/1979
(6387+2, 5123)
Bài vị của Thân Sinh Tôi được viết như sau:
Bát thế Tổ Khảo :Tiềm công nhân viên chức,hưu trí, cán bộ tiền khởi nghĩa.Huân chương kháng chiến nhất hạng.Thăng hương đình kỳ thọ lão Trương trọng Công "húy" Cầm Đinh Tỵ niên (1917) tạ thế Kỷ Mùi niên (1979),mộ tại Cồn Bóng xứ,chính kỵ thập nhất ngoạt nhị thật tứ nhật (24/11 al) .Thụy ôn hòa phủ quân .
Bát thế Tổ Tỷ:Tiền thừa phu thăng hương đình thương thượng thọ lão Trương chính thất Trần thị hàng nhất húy Em Kỷ Mùi niên (1919) Tạ thế Ất Mùi niên (2015),mộ tại Cồn Bóng xứ,chính kỵ thất ngoạt sơ thất nhật (07/7 al) .Hiệu từ thuận nhụ nhin.
Chú ý: Phần bài vị của mỗi GPCN được ghi ở danh mục:Tiểu sử âm Hán- Nôm,còn các thông tin khác thì ghi vào danh mục tiểu sử thân thế, sự nghiệp. Với cách lập này việc tìm về cội nguồn gốc rể dễ dàng và nắm bắt được quan hệ huyết thống của từng cá thể.
Những ai có số tìm cha 63 là anh em ruột với Cữu Thế tự Tam, những ai có tìm cha 51 là anh em ruột với Bát Thế húy Cầm. Mà những người đó thì ở kề cận mình, liền trên hoặc liền dưới. Ngoài ra còn biết được trong một đời nào đó có bao nhiêu người, căn vào đinh cuối cùng đới đó.Ví dụ với đời thứ 9, cữu thế tự Phong là đinh cuối cùng nên đời thứ 9 có 123 người
1980

Cửu Thế tự Phong
(1239, 8911)
Vì tiếp đến là thập thế tự Dũng đời thứ 10
1960

Thập Thế tự Dũng
(1102+1, 111)
Vì Cữu Thế tự Phong còn trẻ nên những con số dưới chân 123 tạm thời chưa ghi, khi nào ổn định thì con số đó có thể là 1+1 hoặc 0+2 hoặc ... Ta còn biết thêm tại một thời điểm cụ thể một đời có bao nhiêu người còn sống và bao nhiêu người đã mất, nếu chử "húy" nhiều thì đếm chử "tự" , và ngược lại. Tôi cố gắng cài đặt phần tra cứu tìm kiếm từng GPCN thật đơn giản để bất cứ ai là con cháu trong họ có một ít kiến thức về trang mạng cũng có thể tìm đọc được phần liên quan đến bản thân mình. Hiểu được những ý , những từ và cụm từ còn ẩn ý, chưa được giải nghĩa trong cuốn gia phả Hán Nôm một cách dễ dàng. Phân liên quan đến văn hóa dòng họ, Tôi cũng cài chờ sẵn để đến lúc nào đó. con cháu nào có những sáng tác thơ ca, hò vè, bài phú, bài ký có giá tri hoặc có thành tích lớn trong học tập khoa cử ngoài việc bổ sung vào GPCN người đó còn đăng tải ở phần chung. Tôi đã mua địa chỉ tin cậy là hotruongquang.com để lưu trử những thông tin có giá trị từ xưa đến bây giờ và mãi mãi về sau
Ông Trương Quang Tam, cử nhân Toán học, giáo viên trung học phổ thông, lập trình viên, sưu tầm, phân tích dữ liệu chi tiết rồi xây dựng ứng dụng và chọn địa chỉ tin cậy lưu giữ trên trang mạng. Ông là chủ biên và đóng vai trò chính trong việc kết nối thông tin. Trong quá trình lập gia phả chưa nhận được sự đồng thuận trong họ tộc, thậm chí còn gặp một số rào cản không đáng có. Mọi lĩnh vực về đề tài không mang tính tập thể, nặng về sự áp đặt của Tổ Tiên, tính chủ quan thì nhiều, tình khách quan thì không có. Vì thế không thể tránh khỏi những khiếm khuyết mong con cháu bạn đọc góp ý xây dựng để Tôi kịp thời bổ sung sữa đổi.
Gặp đề tài này trên trang mạng mong các nhà lập trình viên nâng cấp hoàn chỉnh phần mềm để biến cái của Tôi thành cái của chúng ta mang tầm cở quốc gia được áp dụng rộng rãi cho tất cả các họ tộc trên đất nước Việt nam:
Bản này xin gữi về cho bạn Chu Trọng Thanh có số điện thoại 0358707554 tham khảo vận dụng lập phả đồ cho Họ Chu ở Đức Trường Đức Thọ Hà Tĩnh và nhờ bạn giới thiệu cho nhiều họ khác cùng làm theo.Xin cảm ơn trước
Mọi sự góp xin gửi về:
- Email: truongquangha47@gmail.com
- Điện thoại: 0376916919