CHÂN DUNG MỘT CON NGƯỜI PHẦN 2

PHẦN 2
Thế kỷ 19, Bác Hồ sinh ra năm 1891 tôi nói đây là nói nghiên cứu từ gốc. Bây giờ nói Bác sinh năm 1890, nhưng tôi nghiên cứu tử vi của Bác thì Bác sinh năm Tân Mão tức năm 1891. Bác đi làm cách mạng Bác khai 1890, nhiều người chúng ta cũng thế. Bác sinh năm 1891, 1895 Bác vào Huế tuổi một là 5 tuổi, tuổi bắt đầu có trí nhớ, tuổi mà người ta dễ nhớ nhất là tuổi này, tuổi lên 5 đến lên 10, Bác Hồ 5 tuổi đi theo cha mẹ vào Huế. Khi Cụ Nguyễn Sinh Khiêm đưa cho tôi cuốn “Tất Đạt tự ngôn” là tháng 6/1950. Sau đó ít tháng thì Cụ qua đời. Trong “Tất Đạt tự ngôn” thì Cụ có ghi lại ba bài thơ về thời niên thiếu của Bác Hồ.

Ba bài thơ này cũng hấp dẫn tôi, thời đó tôi là một anh thanh niên học sinh, mới đi hoạt động Đoàn thanh niên cứu quốc (chưa phải Đoàn thanh niên Hồ Chí Minh). Cụ đưa cho tôi đọc vì bài thơ hay quá thấy tôi ngỡ ngàng, không tin thì Cụ nói với tôi thế này.

“Cháu ạ, bây giờ Bác nhớ gì thì ghi nấy. Bọn Tây nó “thuốc” Bác bằng rượu khi Bác đi tù. Bác vào nhà tù 1914, sau Bác chống lại thì 1918 nó đày vào cực Nam Trung Bộ. Bác vốn không phải là người nghiện rượu, nhưng sau này thì không có rượu là Bác không chịu được và trí nhớ của Bác mất dần. Bạn của Bác đi thi vào năm 1904 đỗ cử nhân, đó là Ông Đào Hữu Tiên con trai Cụ Đào Tấn. Bác thì không đi thi, nhưng bấy giờ nhớ cái gì thì Bác ghi vào đây, chứ không có hệ thống. Cháu là người có tấm lòng muốn tìm hiểu gia cảnh nhà Bác thì Bác đưa cho cháu cái này, thấy có ích thì cháu dùng, khai thác, không nữa thì đốt, đừng giao chúng cho ai, vì trong này Bác ghi nhiều cái không tiện nói ra. Trong đó Bác có ghi cái họ Hồ là thế nào… Từ họ Nguyễn khi Hồ Chủ Tịch lên thì lấy họ Hồ chứ không lấy họ Nguyễn thì trong cuốn này cũng nêu. Ba bài thơ đó là “Lên Đèo Ngang” hai bài thơ 1895, còn bài nữa là: “Ba ông phỗng” năm 1903 Cụ Sắc đỗ phó bảng năm 1901.

Cụ Khiêm kể lại: Hôm đó cả nhà Bác chuẩn bị đi vào Huế. Bác ngủ với bà ngoại, em ngủ với mẹ, còn chị Thanh thì ngủ với dì An. Đêm lại thấy bà khóc, ngày bà vui đêm lại thấy bà Khóc. Sáng hôm sau thấy bà xin mo cau cá làng (xưa dân ta lấy mo cau làm gàu múc nước). Bác với chú Thành mới lấy mo cau cắt thành cái thuyền đem thả ở ao trước nhà, bà không cho, bà bảo đây là dép của các cháu, bố mẹ cháu đi vào kinh đỗ. Thời đó chưa có giày dép như bây giờ, Bác thấy bà ngoại đo chân bố mẹ, đo chân cho hai anh em.

Bây giờ mới thấy các cụ ngày xưa đi tìm cái chữ ở kinh đô Huế đi trên những phương tiện như vậy, không giày, không săm- bô như ta bây giờ, có đôi dép đã quý rồi.

Bác nói: - Mẹ, tại sao đêm bà lại khóc?

- Bà nói tâm sự của Bà là thế này: Lúc đầu bố mẹ Bác tưởng Bà khóc vì bán ruộng cho con rể vào kinh đi học: Bán mất 5 sào, bà ngoại nói như thế đấy.

- Đêm nằm buồn mà khóc, không phải tiếc bán 5 sào ruộng cho con rể vào kinh đi học, vì “chữ nó sẽ đẻ ra ruộng, chứ ruộng không đẻ ra chữ”, bán ruộng cho con đi học có chữ về thì cái chữ nó lại đẻ ra ruộng. Còn cái ruộng bán đi đánh bạc thì mới mất, nên không có gì mà khóc cả. Khóc là vì Bà không có con trai. Ông Tú thì mất rồi, con rể coi như là con trai, con gái là chỗ dựa, bây giờ cả nhà kéo đi vào Huế, Bà ở nhà cô đơn một mình hai cháu trai và cháu gái cũng đi. (Vì thế nên cha mẹ Bác chỉ cho hai anh em đi vào Huế, còn chị Thanh phải ở lại quê với bà, để sớm hôm có bà có cháu).

Như vậy cha Bác quyết định vào Huế không phải là để làm ăn sinh sống trở thành người Huế đâu, mà muốn cho anh em Bác vào Huế để học. Cha Bác vào đó để làm bạn với các nhà khoa bảng ở kinh đô. Các ông quan thời đó đều là tiến sĩ, đều là hoàng giáp, ít ra là cử nhân. Đúng là cha Bác vào trong Huế đã tạo ra được một cái “chiếu văn”, các ông quan trong triều thường đến đó bình văn, bình thơ cùng với các cụ đồ ở kinh đô.

Ông Khiêm kể tiếp: Khi đi dép mo cau, một lúc là rách phải thay cái khác, còn chú Thành thì được cha cõng trên lưng. Trên cao chú quan sát hỏi hết chuyện này đến chuyện khác: “Núi này là núi gì mà cao thế? Lưng nó ra làm sao? Biển, mây bay thế nào?” Chú hỏi nhiều chuyện. Còn Bác chân nó đau, đi mấy ngày rát bỏng, có khi khóc. Mẹ bác lại động viên: “Em nó vui vẻ hỏi chuyện này chuyện khác mà anh chẳng vui chi cả”. Chú thì được cha cõng, đến đường bằng thì chạy tung tăng, hỏi nhiều thứ, nên nói em thông minh hơn anh, rồi cụ Khiêm nói: mà chú thông minh thật.

Lúc đến chân Đèo Ngang, đường lúc đó sát với biển hơn, không như đường ô tô bây giờ. Đến chân Đèo Ngang, có bãi cỏ rất bằng mẹ Bác mới đặt gánh xuống, cha Bác xếp ô lại bảo: - chỗ này nó phẳng nghỉ lại đây ăn cơm để leo đèo. Bác ngồi xuống thì ôm bàn chân rộp, còn chú Thành thì nhảy chơi mới hỏi cha:

- Thưa cha, cái gì ở trên kia mà đỏ lại ngoằn nghèo như rứa? Cha Bác nói:

Đó là con đường mòn vắt qua đèo, tí nữa ta phải đi lên đó, lên cái đường mòn đó.

Thì chú ứng khẩu luôn một bài thơ, sau này Bác nhớ ghi lại trong cuốn sách “Tất Đạt tự ngôn” này:

“Núi cũng con đường mòn

Cha thì cõng theo con

Núi nằm lì một chỗ

Cha đi cúi lom khom

Đường bám lì lưng núi

Con tập chạy lon ton

Cha siêng hơn hòn núi

Con đường lười hơn con”

Nói về giảng văn giảng thơ tôi là anh thanh niên năm 1950 tiếp xúc bài thơ này trong cuốn “Tất Đạt tự ngôn” của người anh ruột Bác Hồ viết lúc 5 tuổi thì tôi hơi sững sờ. Ông Khiêm nói tiếp:

Lúc đó cha Bác mới lấy kính ra xem lại lá số tử vi của con mới biết cha đã lấy tử vi cho các con. Cha Bác nói với mẹ:

Cái thiên tư này khó nuôi, có lẽ quan Đào Tấn với ông ngoại đã nói như thế không nhầm.

Rồi Ông Khiêm lại nói: - Lúc đó Bác cũng chẳng có bụng dạ gì, vì chân phồng rộp đau. Cơm nước xong cả nhà lại leo núi, chú lại được bố cõng trên lưng. Cụ Khiêm nói, anh em bác ở Làng Sen chỉ biết ao, biết sông, biết hồ, biết núi, chứ biển chưa thấy. Hôm đó chú được cõng trên lưng, đến đỉnh đèo thì dừng lại nghỉ, Bác lại ngồi ôm chân chú đó lại chạy nhảy rồi nói:

- Cha ơi, cái ao ở đây tại sao lớn thế? Cha Bác mới nói:

- Không phải ao đâu con ơi, đó là biển chứ.

Lúc đó đứng trên Đèo Ngang là nhìn thấy biển, ở đây đi xuống là đến Ròn tức Cảnh Dương của Quảng Bình. Lần đầu tiên thấy biển lại cứ gọi là ao, cha Bác phải nói là biển. Chú ấy lại hỏi:

Cha ơi, tại sao bò nó lại lội trên biển? Cha Bác bảo:

Không phải bò đâu con ơi, đó là cánh buồm nâu, thuyền nó chạy trên biển đó.

Chú ấy ứng khẩu đọc bài thơ:

“Biển là ao lớn

Thuyền là con bò

Bò ăn gió no

Lội trên mặt nước

Em nhìn thấy trước

Anh trông thấy sau

Ta lớn mau mau

Vượt qua ao lớn”

Cụ Khiêm nói một câu tâm sự, có khi là tâm trạng: - Cháu ạ con người ta sẽ có số mệnh. Số mệnh có khi nó xuất ra thành ý. Cái thông thường, cái lẽ thường anh là phải nhìn thấy trước chứ vì anh ra đời trước khôn hơn. Nhưng đây lại nói là: “Em nhìn thấy trước, anh trông thấy sau”, cái khẩu khí đó cũng là cái ứng mệnh. Bác là anh Bác đau chân Bác không nhìn, nhưng chú ấy quan sát chú lại ứng khẩu được cái đó “ta lớn mau, vượt qua ao lớn”. Cái khẩu khí ấy là cái “Ứng mệnh” nên suốt cuộc đời của chú đi hết nơi này sang nơi khác, năm châu bốn biển, còn Bác chả thấy gì, Bác cứ yên vị Bác sống trong nước như thế này.

Cụ Khiêm nói với tôi điều đó năm 1950, sau này tôi công bố hai bài thơ này trên báo Văn Nghệ số tết năm 1980, lúc đó là chuẩn bị Đại hội 5 “Búp Sen Xanh” chưa ra, tôi mới đưa hai bài thơ này và viết lại cái đoạn gặp Cụ Nguyễn Sinh Khiêm. Khi đó nhà văn Nguyễn Văn Bổng là Tổng biên tập báo Văn Nghệ, trước khi đăng mới đến hỏi tôi.

Có chính xác không anh ? Mới 5 tuổi mà làm hai bài thơ, trẻ con thì trẻ con thật nhưng rất trí tuệ! Tôi nói:

Anh cứ đăng đi, có chi tôi chịu trách nhiệm.

Đến khi báo ra thì người đến gặp tôi là Cụ Khương Hữu Dụng, nhà thơ Đường, luật thơ Đường cụ rất giỏi, cụ năm nay 97 tuổi, đang sống (Tôi cho rằng ở Quảng Nam ta có Cụ Khương Hữu Dụng, một nhân cách nhà thơ, nhà giáo, cụ dạy suốt, sau cách mạng tháng 8 cụ mới thôi dạy học. Xưa cụ viết báo Tiếng Dân với Cụ Huỳnh Thúc Kháng). Cụ hỏi tôi:

- Này Sơn Tùng, mình đọc bài thơ hay quá mà mình nghi quá, ông có thêm chữ nào vào đây không?

- Chết, ai lại làm cái việc này? – Tôi nói.

(Ta phạm sai lầm là khi viết cái điển hình chăn nuôi để phong anh hùng chiến sĩ thi đua thì thường mượn lợn hàng xóm thả vào chuồng, mời nhà báo đến, toàn “tạo” thêm thành tích ba lăng nhăng. Còn đây là viết về vĩ nhân, đây là viết về Bác Hồ, mình thêm là mình có tội. Còn nếu là của tôi thì tôi thành tác giả, việc gì mà lại nói là của Cụ Hồ) Cụ Dung lại nói:

- Đọc xong mình sợ quá, Trần Đăng Khoa nó giỏi nhưng thời nay nó khác, nó có thông tin báo chí tuyên truyền nhanh, có hệ thống, thời đó thì không có mấy, thời đó làm gì có báo chí như vậy. Thông minh như Trần Đăng Khoa tưởng tượng “cành lá dừa như cái lược chải trên trời”, “quả na chín là quả na mở mắt”, “gà gọi mặt trời lên”. “… Bên này tầm tư tưởng lớn quá”.

Sau này dựa vào cuốn “Búp Sen Xanh” thì Ông Phạm Văn Đồng có mời tôi lên làm việc, ông có nói về hai bài thơ. Ông Đồng mời tôi lên ngày 10/4/1982, lúc đó đã kết thúc Đại hội 5, ông Phạm Văn Đồng nói như thế này:

Tôi có mấy điều để nói với đồng chí, có những điều Bác Hồ kể với tôi, vì tôi sống có một mình… thỉnh thoảng ăn cơm với Bác, sau khi ăn xong hai người thường ngồi bên ao cá kể chuyện thời nhỏ của Bác. Nhưng lần này tôi thấy đồng chí lại biết khai thác được những chuyện như thế này. Tôi không hiểu tại sao đồng chí lại biết những chuyện này? Đồng chí cũng không phải là thư ký của Bác, đồng chí là nhà báo, thỉnh thoảng có đi với Bác nhưng chắc không bao giờ Bác kể chuyện này, trong đó có trường hợp Cô út Huệ là người tiễn Bác xuống tàu. Trong sách có ba bài thơ, bài thơ thứ ba không nói, còn bài thơ Đèo Ngang tại sao đồng chí lại tìm được ?

Một khi cụ Đồng mời tôi lên thì bao giờ tôi cũng có cái “thủ thân” được khen thì tốt, nhưng khi bị hỏi thì sẵn có cái “thủ thân” mà chìa ra. Tôi mang cả cuốn “Tất Đạt tự ngôn” đi theo, tôi nói:

- Cụ Khiêm giao cho tôi tháng 6/1950 thì tháng 9 cụ qua đời. Cụ có ghi trong sách hai bài thơ này (tôi chìa ra thì ông bảo thôi), đồng chí đã lấy tư liệu chu đáo như thế này, vì không ai hiểu Bác Hồ bằng anh chị ruột của Bác. Đồng chí lại có cái duyên may được gặp các anh chị Bác Hồ, lại được các cụ tin cậy giao cho cuốn sách ghi chép của cụ cuối đời và kể chuyện lại thế này. Các cụ nhà nho khi về già thường kỹ tính lắm, không dễ nói ra đâu.

(Sau tôi phải nói thật với Cụ Đồng: Ông nội Bùi Xuân Phương tôi xưa là bạn của Cụ Hoàng Xuân Hồng (chú ruột mẹ Bác Hồ). Cùng đi thi với Cụ Hồng, không phải tự nhiên các cụ kể cho biết đâu. Cụ Bùi Xuân Phong đã mất, hy sinh ở Nhã Nam thời Cụ Hoàng Hoa Thám, chưa tìm thấy mộ, cụ sinh năm 1847. Nói điều đó là cái điều để Cụ Đồng tin được. Cụ Đồng lại nói:

- Tôi hỏi đồng chí như thế vì đọc trong cuốn sách có nhiều điều xúc động, nhưng có hai bài thơ ở Đèo Ngang tôi cứ bâng khuân, giá mà biết trước được cái này thì khi Bác còn sống mà nhắc lại chắc lý thú lắm. Nhưng Bác “đi mất rồi”! Có khi nào mà cái tuổi lên 5 mà cấu trúc được bài thơ ngắn, cấu trúc ấy lại được giữa cái “tĩnh” với cái “động”, tư duy này là tư duy “Dịch lý”.

Ông Đồng là người giỏi Dịch lý, con quan mà. Các đồng chí để ý Cụ Đồng mất họ chiếu cái phim Cụ Đồng lên, có đoạn quay cái nhà thờ của gia đình Cụ Đồng ở Huế, thì người ta quay xa xa, không quay cận cảnh bàn thờ vì toàn là các ông đội mũ cánh chuồn. Gia đình Cụ Đồng toàn là quan như thế (họ) sợ mất lập trường nên không dám quay rõ. Ông Đồng là con quan Ông học hành kỹ lưỡng nên nói “cái động”, “cái tĩnh” trong bài thơ.

Rõ ràng cái gì thuộc về thiên nhiên tạo đều “tĩnh” cái gì thuộc về con người là “động”. “Núi cõng con đường mòn”, “Cha thì cõng theo con”, “Đường bám trên lưng núi” là tĩnh, “con chạy lon ton” là động. Thơ có thể là hay nhưng nó có cái thần, cái lời ngộ nghĩnh của đứa trẻ, điều đó dễ hiểu, đó là vấn đề tư tưởng, tầm nhìn này hơi lạ. Rồi còn bài lên đỉnh đèo, tại sao cái biển như thế vẫn gọi là cái ao, mặc dù cha nói đó là biển, mà vẫn cứ: “Ta lớn mau mau, vượt qua ao lớn”. Thế thì có lý trí gì không? Không chỉ là cảm xúc xuất thần của một đứa bé. Sau này là Bác đi năm châu bốn biển. Lịch sử nay đã cho thấy Bác Hồ đi bốn biển thì thấy, năm châu thì chưa thấy. Đến bây giờ không biết Bác có thăm Úc không, châu Úc mà. Ta thường nói Bác Hồ đi năm châu bốn biển, theo lịch sử ghi thì Bác mới chỉ đến bốn châu thôi. Tôi nói:

Thưa, Bác Hồ đến Sitnây tháng 11/1913, đi với Cụ Đào Nhật Minh. Nay Cụ Minh ở số nhà 13, đường Nguyễn An Ninh, tây chợ Bến Thành.

Tôi nói với Cụ Đồng năm đó Cụ Đào Nhật Minh đang sống. Sau giải phóng Miền Nam tôi vào Sài Gòn sưu tầm tài liệu về Bác thì gặp một ông chỉ cho người ở huyện Trực Ninh. Nam Định, xuống tàu năm 1912 (Bác Hồ năm 1911). Ông gặp Bác Hồ ở tận Nam Mỹ, Achentina, sau này mới gặp (Bác) ở Đa-Ka. Sê nê gan, đến đầu năm 1917 ông mới gặp lại Nguyễn Tất Thành sau đại chiến thứ nhất là lần cuối cùng. Vì sau đó ông không đi tàu nữa mà lên Boocdo, lấy vợ đầm, sau vì không có tiền nên vợ đầm bỏ. Ông lại lấy một bà Việt Nam. Nếu không có Ông Minh kể thì không ổn, không tin được, Cụ lại còn giữ được những ảnh của Bác Hồ. Cụ có trao cho tôi một số ảnh chụp với Bác Hồ năm 1914 ở Pa-Ri, Phongotanblo (lúc đó Cụ đang ở Pháp mở Hotel ở Boocđô).
Gặp Cụ (Minh) tôi mới cung cấp cho Ông Đồng. Bởi vì chúng ta viết về Bác Hồ, nhưng chúng ta chẳng có ai nghiên cứu về Bác cả, báo chí nước ngoài họ viết thế nào thì ta chép lại. Đảng ta chưa bao giờ bỏ ra một số tiền cung cấp cho người lần theo dấu vết Bác. Đã có ông nhà báo Mạnh Việt ở báo Tiền Phong thành tâm xung phong đi, Nhà nước chỉ cấp cho ông một cái giấy phép thôi, còn đi đến đâu ông nhờ đồng bào, mà đến nay vẫn chưa có chuyến đi nào cả. Ngay cả việc quan hệ giữa nhà nước ta với Nhà nước khác cũng chỉ trao đổi công văn đi lại, cũng chưa có người đến. Chỉ đến khi anh Hồng Hà, lúc đó là phóng viên báo Nhân dân đi sang hội nghị Pa-Ri với Lê Đức Thọ, nhân tiện ở đó nghiên cứu (về Bác) ở Pháp, rồi sang Anh, thế thôi, chứ thực sự để hẳn người nghiên cứu về Bác Hồ thì không có. Vì vậy nó cứ thất thoát đi. Bên ngoài người ta cứ tiếp tục gửi về rất nhiều (tư liệu).

Cái bài thơ ấy làm cho Cụ Đồng hiểu thêm về Bác, về sự manh nha của một thiên tài, thiên tài không phải tự nhiên xuất hiện, mà cả một quá trình, mà đây là giai đoạn manh nha, rồi Ông Đồng mới nói:

- Tôi nghe nói đồng chí bị thương ở mặt trận về, khó khăn lắm!? Anh em xuống nhà (anh) nói đồng chí ở chật chội lắm, tôi nói:

- Thôi, không nên. Bây giờ Thủ tướng cho tôi một căn hộ, Thủ tướng mang tiếng, tôi cũng mang tiếng. Bởi lẽ nếu tôi trẻ trung làm được công việc đột xuất mà Thủ tướng thưởng thì không ai nói. Thủ tướng là vai trò của đất nước, lo riêng từng người sao nổi. Một người đột xuất như Đặng Thái Sơn chẳng hạn, làm cái việc được giải thưởng Sôpanh, người châu Á đầu tiên được giải, thì Thủ tướng cho một căn hộ, để Đặng Thái Sơn cho Bố là Đặng Đình Hưng ở, anh Hưng là “Nhân văn Giai phẩm” bây giờ khổ quá, ông con làm được cái việc vinh quang đó. Thủ tướng cho một căn nhà, ai cũng quý cả, quý tấm lòng của Thủ tướng, quý tấm lòng của người con, như thế là đẹp.

Tôi là người tham gia cách mạng sớm, ra đi trả cái số nhà 58 Nam Đồng. Tôi biết cái nhà đó giờ có cái mặt tiền rộng như thế thì to tiền lắm. Bây giờ họ bán đồ điện. Nhà tôi đòi không được, giờ tôi lại lên đây, tôi không xin (nhà) mà Thủ tướng cho một suất nhà ở thì tôi mang tiếng. Thủ tướng cũng mang tiếng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ mang “ban phát” cho cá nhân người này người kia: Còn tôi thì mang tiếng: tưởng ông này thế nào, đi nghiên cứu Cụ Hồ, viết sách Cụ Hồ xong rồi “để xin nhà” Cụ Đồng!. Dân ta thường nói: “Ăn mày cữa quan không sang hơn ăn mày ở kẻ chợ”. Tôi cũng nói thực lòng với Cụ Đồng như thế nên Cụ rất quý tôi (Nay thấy anh Trần Văn Giáp thư ký của Cụ đưa đến cái bài của anh viết để đăng báo nhân dân ngày một năm Cụ “ra đi”,. Có nói cái chi tiết này).

Như thế là đến như Cụ Phạm Văn Đồng ở gần Bác, một trong những người gần gũi nhất của Bác Hồ, Ông Giáp, rồi Ông Đồng, Ông Trường Chinh… xưa người ta nói “Tứ trụ” là bốn ông này. Nhưng có cái thời niên thiếu của Bác thì không dễ gì mà biết được. Còn tôi có duyên may trong quá trình đi khai thác để sau này viết, trước chỉ nghĩ ghi lại để cung cấp cho đời sau, nhưng sau khi đã có cái “Vốn” mới nghĩ đến chuyện “Đi buôn xa buôn gần” viết cái này cái khác.

Như thế là đến năm đó Bác Hồ đã học chữ nho rồi. Trong nhà đã khai tâm cho con lúc 3 tuổi, 5 tuổi thực sự học chữ nho. Có người nói Bác tự học là ngộ nhận. Không phải. Vào đến Huế là Ông Nguyễn Sinh Sắc tạo ra một cái “chiếu” tri thức, gọi là áng văn nhân thời đó, từ Đào Tấn đến Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Nguyên Cẩn… đều đến nhà này. Sau này là Phan Văn San, tức Phan Bội Châu, vào Huế gặp cái “chiếu” của Ông Nguyễn Sinh Sắc ở trong cái ngõ Đông Ba. Tại sao viết về Bác người ta lại “ngại” viết về cái này lắm (?) vì toàn là các gương mặt phong kiến, quan lại cả. (Họ) tưởng rằng Bác Hồ sinh ra từ cái “Chiếu Mác-Lênin” té ra Bác Hồ sinh ra từ cái “Chiếu quan trường” như thế này thì “giảm” mất cái giá trị nháy nháy của Bác đi. Cái này các giới nghiên cứu Việt Nam cần làm rõ. Bác Hồ là con đẻ của Việt Nam, còn Mác Lênin có đến với Bác là một cái vô cùng quan trọng, nhưng là một mảng cấu thành thứ hai, không thể nào là “nền tảng” được, nền tảng là “Văn hóa Đại Việt”, văn hóa Việt Nam đi từ nàng Âu Cơ, Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, trăm con, có miền ngược miền xuôi … Còn Mác là sản phẩm của thế kỷ 18, 19 dưới ánh sáng của Châu Âu, Ông vĩ đại ở thời đó, nhưng vĩ đại đến mức nào đó… chứ cái này năm 1924 Bác đã viết rất rõ:

Học thuyết Mác là học thuyết của Châu Âu, mà châu Âu chưa phải là cả thế giới. Vì Mác không có điều kiện để nghiên cứu văn hóa phương Đông và lịch sử phương Đông, chúng ta có quyền bổ sung cho học thuyết Mác bằng văn hóa và lịch sử phương Đông”.

Đây là tôi nói lại ý của Bác. Những cái ấy Bác viết từ năm 1924 lại cho là “hỗn” là “đại xét lại” rồi còn gì nữa! Mác thì nói về giai cấp vô sản và tư sản, còn Bác thì Bác đi tìm vấn đề giải phóng dân tộc. Còn đây là vấn đề của Châu Âu phát triển chủ nghĩa tư bản thì phải đánh đổ tư bản để giải phóng vô sản. Bác thì khác, có vấn đề giai cấp đấy, nhưng không phải giai cấp như ở Châu Âu. Văn bản của Bác không được đưa ra suốt bao nhiêu năm, bây giờ đã được đưa vào “Toàn tập” rồi (In lần thứ 2).

Con người có tư tưởng như vậy thì cái nôi phải như thế nào? Hồi nhỏ Bác đã gặp những gương mặt nào, diện mạo nào?

Trên “Chiếu văn” nào là Đào Tấn tổng đốc An Tịnh sau về làm thượng thư Bộ Công, rồi thượng thư Bộ Hình, rồi đến Nguyễn Thượng Hiền. Nếu quên nói ông này là tôi có lỗi với Bác, là không phải với Bác (1). Rồi Cụ Cao Xuân Dục, Cụ Đặng Nguyên Cần đốc học, thân sinh Cụ Đặng Thái Mai, Cụ Ngô Đức Kế … Cái “Chiếu” của Nguyễn Sinh Sắc năm 1896, 1897, 1898, 1899… từng ấy năm là nơi hội tụ khá đông các nhà khoa bảng lớn ở tại nước ta, trong đó có tiến sĩ Trần Đình Phong người Yên Mã, huyện Yên Thành, Nghệ An (đỗ cùng khoa với Phan Đình Phùng)(2).

Những người đó đi đến “chiếu” của Nguyễn Sinh Sắc thì cậu bé Nguyễn Sinh Cung hầu trà hầu nước cho cha tiếp những khách này thì chịu ảnh hưởng khá lớn, lại chứng kiến việc vua Thánh thái bị đi đày.

(1) Cụ Nguyễn Thượng Hiền là hoàng giáp tiến sĩ, người Liên Bạt, Hà Đông, đỗ đầu khoa 1895, vừa học xong thì có chính biến: vua Hàm Nghi “xuất vốn” đánh đồn Mang Cá thất bại thì Tôn Thất Thuyết đưa vua đi, sau đó ông Đồng Khánh lên không thừa nhận khoa thi này, tổ chức thi lại, ông lại đỗ Hoàng Giáp, tiến sĩ lần thứ hai. Lúc này cụ ở Quốc Tử Giám (trong Huế) là Diên tu Quốc Sứ quán ở Quốc tử giám.

(2) Trần Đình Phong dạy học, học trò là những nhà khoa bảng như Nguyễn Sinh Sắc, Phan Bội Châu. Đăng Nguyên Cần…khi ông vào Nam làm đốc học ở xứ Quảng học trò của ông có Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh. Phạm Diệp, Trần Quy Cáp… Một ông tiến sĩ mà dạy học trò đào tạo nên những khoa học như vậy. Chúng ta chỉ nhớ cỡ Chu Văn An thôi mà quên mất Trần Đình Phong (cùng đỗ tiến sĩ với Phan Đình Phùng năm 1878).
Ông Khiêm có kể lại câu chuyện mà sau tôi dựng lại trong phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” viết trong “Búp Sen Xanh” tái hiện lại (1)

Căn cứ vào lời kể của Ông Khiêm, Bà Thanh tôi rà lại cái gốc vấn đề. Biết bao nhiêu người kể cho tôi nghe, sau khi vừa giải phóng xong, đi đến đâu thì tôi lấy (tư liệu) đến đấy. Khi tìm được hai bài thơ của vua Thành Thái thì mừng quá đi, nhưng không dám đưa ra, chỉ đưa cái thần của nó thôi:

Nhân dân nô lệ từng đàn

Vui chỉ bệ ngọc ngai vàng riêng ta?

Thế là các anh phê ngay: - Tại sao lại để cao Thành Thái (2) như thế này? Thành Thái ngồi trên ngai vàng làm chi có chuyện thương dân như thế này?

Khi chìa bản gốc ra, tôi nói: - Nếu thực sự yêu ông cha, quý trọng ông cha thì những bài thơ này (còn) phải đưa vào dạy ở trong trường nữa chứ!

Từ đó tôi không đưa bài thơ này ra nữa vì có người còn nói thơ này của Triều Tiên, có người lại nói bài thơ này thơ Đường chứ đâu phải thơ của Thành Thái. Vừa rồi trường Quốc học Huế đã công bố chính thức bài thơ đó là của vua Thành Thái. Còn khi tôi đưa ra thì người ta nói Ông Sơn Tùng mượn bài thơ nổi tiếng bên Hàn Quốc (nói là Hàn Quốc chứ không nói Triều Tiên) khổ thế!

Ông Khiêm kể tiếp! – Buổi sáng hôm đó cha Bác ngồi trên linh sàng thắp hương không thấy vào chầu. Một khi ăn sáng bát cháo hoa rồi vào nhà Tả Vũ Chầu vua, nhưng hôm đó đi ra đi vào không thấy cha chầu, chú Thành mới hỏi:

Thưa cha, hôm nay cha không vào Tả Vũ đề chầu?

(1) Phim làm xong rồi, trong giới điện ảnh họ “đánh nhau” tôi ở giữa là người viết bản chi tiêu: tác giả kịch bản 4.558.000đ, đạo diện chính 4 triệu, diễn viên chính Thu Hà đóng vai út Huệ 2 triệu, Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ 2 triệu, Ông Tuấn quay phim chính 2 triệu… Làm xong phim nói, ký hợp đồng rồi, mới tính mua mấy bản, mỗi sư đoàn mua mấy bản, bên Pháp mua mấy bản, tính toán cả rồi. Bộ chính trị duyệt rồi. Đưa ra Fa-fim. Cục điện ảnh “đánh nhau” “đánh” đến nỗi mà tiền tráng phim này ở Băng Cốc. Nói thế để thấy rằng làm phim cho Bác Hồ gian trân lắm. Diệp Minh Châu định tạc một tượng Bác Hồ bằng đá và đã tạc xong rồi, định dựng tượng Bác Hồ với mấy đứa trẻ nhỏ thế thôi mà họ cũng không cho. Không hiểu nổi công trình làm về Bác tại sao lại khó khăn đến thế.

(2) Ông Vua Thành Thái, con vua Dục Đức, lên ngôi mới có 10 tuổi. Ông lên ngôi 1889, khi ra bắc là 1902 lúc đó mới vượt tuổi thiếu niên. Đi trên cái lọng xa lần đầu tiên rời khỏi kinh đô Huế ra bắc dự khánh thành cầu Doiner (cầu Long Biên). Đi dọc đường theo thấy dân chết đói, ăn xin mà cảm xúc làm bài thơ ấy.

Lúc đó Ông Sắc làm thưa biện hộ Bộ Lễ, thì “người ta” nói. Tại sao bố Bác Hồ lại làm thừa biện Bộ Lễ của triều đình nhà Nguyễn bán nước thế này (Hồi đó không được nói, còn bây giờ thì nói thoải mái).

Nồi cháo, ba cha con ăn sáng, vấn đề đó, cha cứ ngồi thắp hương, hỏi thì cha nói:

- Vua đã bị bắt giam ở nhà Thái Y rồi. Ông Khiêm mới hỏi:

- Thế có biến trong triều hở Cha? Cha nói:

- Không có biến chi cả, tòa Khâm sứ nó bắt vua.

Thế thì bây giờ ta đọc lại bài thơ của vua Thành Thái làm khi ra Bắc, mà Bác Khiêm thuộc, từ đó được Bác chép lại chữ của Bác, Bác mất đi rồi thì cháu còn bút tích. Bút tích của Cụ Khiêm chữ nho rất đẹp. Khi phát ngôn nhân (?) của đoàn ta ở hội nghị Pa-Ri nghe được bài thơ này thì giật mình: "Mình" là dòng dõi Tôn thất mà không biết.

Hôm ở câu lạc bộ Thăng Long tôi nói vui: Thưa các bác, đây toàn là “quan đại thần” cả, nào là Bộ chính trị, nào là Bộ trưởng… nhưng tôi thứ hỏi bây giờ mấy ai trong lãnh đạo Đảng còn nhớ thương dân bằng ông vua này?

Võ võ văn văn y cầm bào

Trẫm vì Thiên Tử độc giáng lao

Tam bôi hoàng tửu quần lệ huyết

Nhất trảm thanh trà bách tính cao

(Quan võ văn chỉ sung sướng vui vẻ với bộ áo cầm bào, lấy làm hãnh diện sang trọng với bộ áo. Ta đây làm vua ở ngôi thiên tử mà cô đơn, không ai hỏi ta. Uống ba chén rượu trong hoàng cung như uống máu quần chúng nhân dân. Uống một chén trà tiến vào cung vua như uống mồ hôi trăm họ).

Một ông vua ngồi trong cung ăn ngon, mặc đẹp mà thấy cái gì đau xót vì nhân dân đau khổ, nói nôm na như vậy, thế thì ta không học thì học ai? Học cha ông thì học ngay đây này, thanh liêm thì học ở đây, ở thế kỷ 20 này.

Thiếu lệ bạc thời, dân lệ bạc

Ca thanh cáo sử, khóc thanh cao

(Nước mưa trên trời kia phải chăng nước mắt của tôi cũng như nước mắt của trăm họ rơi xuống, tiếng hát trong hoàng cung càng cao bao nhiêu thì tiếng khóc ngoài đời càng cao bấy nhiêu…)… Ghê gớm quá thấy trời mưa mà như thấy nước mắt của dân đổ xuống! Bây giờ tham nhũng không thấy ai xấu hổ với cha ông.

Can qua sứ hội hưu đàm luận

Lâm rất thương minh phó nhĩ tâu

(Cái việc mất nước nguyên nhân thế nào ta lúc này chưa bàn, phải bàn cái chỗ này: tìm con đường cứu nước thì ai đây, phó cho ai đây!)

Vậy Nguyễn Tất Thành không ảnh hưởng ở những người này thì ảnh hưởng ở đâu?
Cha làm quan trong triều, buổi sáng đó không ăn sáng mà ngồi trước nén hương, vì thấy vua bị bắt, chánh khâm sứ Trung Kỳ nó bắt. Lệnh bên kia tố cáo cho là “Có âm mưu lật đổ” do Trương Minh Giáng là ông cậu em mẹ vua, tố cáo. Nỗi đau như thế mà ta không đem cho anh em đồng chí đồng bào biết để mà học. Đây là nhân cách làm vua, nhân cách làm tướng, nhân cách làm thầy. Học là học ở đấy chứ ở đâu. Tôi cho rằng ta rời bỏ cha ông, rời bỏ cái văn hóa dân tộc là không đúng, tất nhiên ta không dân tộc hẹp hòi, phải học cái tinh hoa của nhân loại, của các dân tộc khác, nhưng học cái tinh hoa thôi, cái gì hợp thì ta học. Chính Bác Hồ là con đẻ của văn hóa dân tộc, đi ra thiên hạ, nằm gai nếm mật, đến nơi này nơi kia để khảo sát.Về điều này tôi nói với đồng chí Tố Hữu lúc đó là Trưởng ban tuyên giáo, Ủy viên Bộ chính trị … Khi duyệt cái phim của tôi, Ông bác, cái phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” lúc bấy giờ lấy tên là “Con đường năm ấy” là để khẳng định con đường của Bác Hồ, tôi nói:

- Bác Hồ là hệ quả của văn hóa dân tộc, không phải là hệ quả của Mác Lênin là một mảng phần sau. Ông Tố Hữu nói:

- Không, không, giai đoạn này tôi không thích ca ngợi, giai đoạn Nguyễn Tất Thành chẳng là cái gì cả!

- Hôm đó cả anh Hà Xuân Trường, thứ trưởng Bộ văn hóa, chủ tịch Hội đồng nghệ thuật quốc gia, đã duyệt (phim) rồi lên xin ý kiến Ông Tố Hữu, Ông Vũ Năng An giám đốc, xưởng phim truyện, Ông Hải Ninh là đạo diễn ngồi nghe anh Lành nói thế mới hỏi:

- Bây giờ làm thế nào hở anh? Ông Tố Hữu bảo:

- Phải sang Pháp, giai đoạn ở Pháp Nguyễn Ái Quốc nhờ giai cấp vô sản Pháp giáo dục cho mới trưởng thành. Chỉ có Nguyễn Ái Quốc, chứ còn Phan Chu Trinh ở bên ấy bao nhiêu năm có biết gì đâu? Rồi Phan Văn Trường cũng ở Pháp bao lâu mà có biết gì đâu? Chỉ có giai cấp vô sản Pháp giáo dục cho (Nguyễn Ái Quốc)… còn giai đoạn Nguyễn Tất Thành chưa là cái gì cả!

- Kính thưa anh – Tôi nói – Một thanh niên 20 tuổi đẹp trai như thế, con quan thừa biện bộ lễ, nho học có, tây học có, học Goisieme annec Quốc học Huế, học chữ nho người ta gọi là “Kiêm bị” có thể đi thi được nếu lấy cô vợ đẹp được quá đi chứ! Tại sao Nguyễn Tất Thành bỏ tất cả để ra đi? Bài học ấy lớn quá. Ngày trong tâm hồn Nguyễn Ái Quốc có cả sự hoàn chỉnh nhân cách Phương Đông để đi đối thoại với Phương Tây. Nếu không biết gì thì khi sang bên kia thấy gì cũng vơ cả, như thế thì hỏng. Nguyễn Tất Thành ra đi thì Cô út Huệ ở lại, Cô là con quan Bộ Công Lê Quang Hiệp, Nguyễn Tất Thành bỏ cả cái tình cảm, tình yêu này mà đi vào nghĩa lớn, thì đó là bài học.

Khó là như thế bây giờ tìm hiểu Bác Hồ, lịch sử của Bác là con đẻ của dân tộc này, kết hợp với mọi cái, tìm lượm được mọi cái hay của bên ngoài. Ở bên Mỹ hiện nay có mấy cuốn sách viết về Bác, nay người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu, nhất là bà Lady Botton, bà hiện đang ở khách sạn La Thành, Bà nói tiếng Việt như anh em minh, Bà chuyên nghiên cứu Bác Hồ thời ở Mỹ.

Như vậy là Bác Hồ vào Huế là để học thêm được cái gì ở Huế ở tuổi thơ ấy? Đó là cái văn hóa của dân tộc hội tụ ở Huế, Huế là văn hóa bản địa của kinh đô, đặc biệt các diện mạo đại khoa vào trong Huế hết. Một con người như Cụ Cao Xuân Dục, (đến nay hai lần tôi đề nghị với Nghệ An mà chưa đặt cái tên đường cho Cụ), tất cả các bộ sách sử và văn hóa ở triều đình Huế có đến bây giờ được sắp thành văn bản là do ông. Cụ Cao Xuân Dục là ông quan từng làm tổng đốc An Tuyên, sau xuống dưới này, cùng Hoàng Cao Khải.

Dân ta công bằng lạ lùng, đây không phải là quy định trong sách đâu, Ông Hoàng Cao Khải (1), lúc đó phải điều cả Cụ Cao Xuân Dục đi dẹp bãi sậy. Cả hai ông cùng đi dẹp Bãi Sậy nhưng Cụ Cao Xuân Dục không bị mang tiếng là Việt gian mà Cụ Hoàng Cao Khải mang tiếng đại Việt gian, làm quan nhân nghĩa khó nhất là ấn tại triều.

(1) H.C. Khải lúc đó là lớn nhất nước ta, được phong Quốc vương xứ Bắc, Cụ Cao Xuân Dục làm tờ biến thiên vô nhị nhất, quốc vô nhị vương, đời chỉ có một mặt trời, nước chỉ có 1 vua, chứ sao lại hai vua. Sau khi đàn áp Bãi Sậy H.C. Khải được phong vương. Một giai thoại (có cơ sở) kể là Cụ Cao Xuân Dục với H.C. Khải là chung cha khác

Những bài học của ông cha ta lớn như thế mà nó còn có quan hệ xung quanh diện mạo Hồ Chí Minh đều ảnh hưởng từ những cái này. Ông Đào Tấn cũng vậy, làm tổng đốc An Tịnh mà khởi nghĩa Phan Đình Phùng, phong trào Phan Bội Châu Ông cũng không mang tiếng đàn áp khởi nghĩa Phan Đình Phùng, trái lại còn dựng được vở tuồng “Hổ Thần” ca ngợi Phan Đình Phùng, Ông ngầm giúp đỡ khởi nghĩa Phan Đình Phùng, ngầm giúp đỡ phong trào Phan Bội Châu, Cao Xuân Dục cũng vậy, xuống Bãi Sậy mà không đàn áp, nên ông không mang tiếng đàn áp mà trở thành một nhà văn hóa.

Tất cả sách Sử từ xưa để lại đều là ở Cụ Tổng tài Quốc sự quán, Cụ đỗ cử nhân, đồng khoa với Cụ Phan Đình Phùng, nhưng đại khoa Cụ không đỗ. Đầu thế kỳ 20 này Cụ vừa là Tổng tài Quốc sự quán vừa là thượng thư Bộ học, vừa là Tế tửu Quốc tử giám, vừa là Đông các Đại học sĩ tứ trụ triều đình. Cụ về hưu năm 1923 nhưng vẫn là một nhà văn hóa. Con của cụ là Cao Xuân Tiến, cháu nội là Cao Xuân Huy, nhà lão học lớn nhất nước ta hiện nay, chắt là Cao Xuân Hạo. Một gia thế như thế đều có quan hệ với gia đình cụ Sắc.

Nguyễn Sinh Sắc được học là nhờ hồi đó được hưởng một cái khuyến học do Cụ Cao Xuân Dục đề ra một số ruộng khá lớn để lấy hoa lợi giúp cho học sinh nghèo. Ông Sắc được nhận số tiền khích lệ đó, đồng thời ông được vào Quốc Tử Giám cũng là nhờ Cụ Cao Xuân Dục (2). Nếu nghiên cứu Bác Hồ mà không nghiên cứu những khía cạnh này thì nó mất cội nguồn nhân nghĩa. Cội nguồn nhân nghĩa ở gia đình Bác Hồ đứng được ở Huế, sống được ở Huế và tiếp cận được những vấn đề văn hóa … đều là nhờ có Cụ Cao Xuân Dục, Cụ có những ân nghĩa lớn đối với thân sinh Bác Hồ (3).

Có cái nghĩa anh em cùng cha khác mẹ. Sỡ dĩ là “Hoàng Cao” vì họ Hoàng là họ gốc không có người tài, Cao là (họ) đi “xin giống”. Muốn có người tài họ Hoàng mời thấy họ “Cao” về dạy học trong nhà lại bàn với vợ “xin giống’ ông thầy họ Cao này lại chính là bố ông Cao Xuân Dục. Sinh ra … Khải mới để họ là “Hoàng Cao”.. Hai anh em cũng biết “ngầm” với nhau như thế. H. C. Khải, cha đẻ là họ Cao, còn cha thật là họ Hoàng. Đó là chuyện các sĩ phu các nhà nho Nghệ Tĩnh thường hay kể. Nhưng trong triều thì hai ông lại thường xung khắc nhau rất nhiều.

(2) Vào học Quốc tử Giám phải là con quan đại thần,mà ông Sắc là con một người bình thường. Cụ Cao Xuân Dục phải thừa nhận cho vì lúc đó Cụ đang là thượng thư Bộ học và là Tế Cửu Quốc tử Giám.

(3)Khi vào Huế Cụ Sắc túng thiếu. Còn hai Cụ Cao Xuân Dục và Cao Xuân Tiến đi thi cùng khoa với Cụ Sắc, đỗ cử nhân, sau đỗ phó bảng, Cụ Sắc không đậu, khóa sau mới đỗ. Hai người là bạn học của nhau, Cụ Cao Xuân Tiến mới mua một ngôi nhà nhỏ ở ngõ Đông Ba của một lính “khố vàng” về lưu ở An Cựu để ông Sắc đưa vợ con vào đây (Búp Sen Xanh tôi không đưa đoạn này vào, sợ mang ơn triều Nguyễn quá nặng, chỉ cho tôi nói là nhà ông lính “khố vàng” thôi)

Như vậy nghiên cứu lịch sử phải công bằng, phải đi tìm những cái từ cội nguồn. Nói như thế để các thầy các cô sau này nghiên cứu về Bác Hồ cần nghiên cứu bổ sung thêm hoàn chỉnh thêm. Con người anh hùng dân tộc được sự nuôi dưỡng qua nhiều bước đường, qua nhiều thời kỳ mới nên con người đó, chứ không phải tự dưng nó đến. Thế thì ông Cao Xuân Tiến mua ngôi nhà của lính “khố vàng” cho ông Nguyễn Sinh Sắc để Ông Nguyễn Sinh Sắc vào ở, đó là điều quan trọng thứ nhất; Thứ hai là khi bà Sắc mất, ông Sắc chưa đỗ Đại khoa (đến 1901) khoa Tân Sửu Ông Sắc mới đổ trong khi mang tang vợ vừa mới mất, con trai út vừa mới mất, Ông Sắc cùng Ông Phan Chu Trinh cả hai ông đều bị đánh hỏng trong khoa thi này.

May sao Cụ Cao Xuân Dục là chánh chủ khảo Hội đồng khảo thi khoa thi này, khi phúc khảo lại toàn bộ thì thấy có hai bài của hai ông Phan Chu Trinh và Nguyễn Sinh Huy (lúc này Ông Sắc đổi tên là Huy). Cụ Cao Xuân Dục nói:

- Chết, những bài này mà đánh hỏng thì hậu thế người ta nói thi cử không công bằng.

Ông làm tờ trình lời Tế Tửu, lúc đó làCụ Đào Tấn, để trình lên vua Thành Thái xét lại hai đệ tử này. Hai đệ tử này xét về văn bài phải là hàng đầu mà bây giờ đánh hỏng là không được. Lúc bấy giờ có hai phái: phát Nguyễn Thân muốn đánh hỏng nói là hai ông này phê phán nhà Nguyễn đầu hàng Pháp, là “khinh ngôn”, - phái nữa là Đào Tấn nhận xét thi cử là để chọn những hiền tài, đánh hỏng những người thế này thì hậu thế người ta xét lại. Sau cả hai phải đều lấy lại nhưng dung hòa là không lấy tiến sĩ nữa mà lấy phó bảng, nên hai ông đều là phó bảng. Đời vua Thành Thái, khoa thi này có 9 tiến sĩ, 11 phó bảng, lấy thêm 2 phó bảng thì Cụ Phan Chu Trinh đội bảng thứ 13, Cụ Sắc thứ 11.

Nói như thế để thấy rằng Cụ Cao Xuân Dục có mối liên hệ tình cảm sâu sắc với gia đình Cụ Nguyễn Sinh Sắc, rất nhiều tình tiết như thế. Sau khi đỗ đại khoa thì vua Thành Thái ban ấn tứ vinh quy, ban cho áo mão để đi vườn Thượng Uyển tìm vợ, chọn một cô nào thì tùy. Nguyễn Sinh Sắc được Cụ Cao Xuân Dục định gả cho cô con gái yêu là Cao Thị Trâm làm vợ kế để giúp cho các cháu đang thơ như thế này, mà đứa nào cũng giỏi, ngoan, nên Cụ mời Nguyễn Sinh Sắc đến tư dinh, Ông nói trước để khi Ông Sắc chọn (vợ) sẽ lấy Cao Thị Trâm, con quan đại thần. Cụ nói: - Tôi muốn giúp anh.


.
Ông Sắc mới phủ phục xuống nói: - Cảm tạ ơn quan lớn và xin quan miễn cho con việc này, là vì con được như hôm nay là nhờ ơn mẹ vợ, gia đình vợ, bây giờ vợ mất rồi, con rễ đổ đại khoa vinh quy bái tổ mà lại nằm trên cáng trên võng với người con gái khác, thì cái này đau cho mẹ vợ. Vậy xin quan lớn miễn cho con, chứ không phải chê, chê là không phải, là xúc phạm… nên con xin tạ cái ơn hải hà này.

Đó là nhân cách của một ông quan muốn chọn người tài để gả con gái cho, mà con gái mình: “chưa hề…” mới 18 tuổi, cho một tân khoa đã 3 con, có tài, để giúp “nâng khăn sửa túi” cho ông (Sắc) này, giúp ông nuôi con.

Khi tôi tìm vào nhà Ông Hồ Tá Bang (người sáng lập trường Dục Thanh), người ta kể lại Nguyễn Tất Thành ngày xưa còn trai trẻ mà đã để lại trong trí nhớ mọi người đương thời những ấn tượng tốt đẹp, không dễ đâu. Chứ không phải lên đến lãnh tụ người ta mới quý. Người ta quý Bác Hồ đi cứu nước, cứu dân là bước sau này, còn trước hết khi Bác còn là một cậu học trò đã có nhân cách học trò, là cậu bé khi làm thơ đã có cái gì manh nha biểu hiện ở con người ấy, đứa bé ấy đã biểu hiện những đức tính đẹp, đức tính đẹp đó, cũng biểu hiện những truyền thống nho gia trong gia đình, trong quê hương, trong thầy học v.v. đã tác thành từ buổi ban đầu của những con người thời còn trẻ như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Khiêm, nhất là Nguyễn Tất Thành.

Tôi “đi tìm” Bác Hồ là tìm ở những khía cạnh này, không phải “tìm” Bác Hồ trên con đường Mác Lênin, cái đó là sau, đó là bước quan trọng nhưng là thứ hai. Cái cốt cách con người sau trở thành diện mạo tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc là cái chính cái ấy, là ở những khía cạnh này, trong gia đình trong bạn bè của cha, của người thầy …tất cả giai đoạn ở Huế này rất quan trọng. Và chính điều ấy lại biểu hiện một khía cạnh nữa là sau khi Ông Sắc trở về quê, chăm sóc mẹ vợ, thì có “trát” của Độ sát viện (như Ban tổ chức bây giờ, các quan được cử đi đâu là do Đô sát viện cử) mời Nguyễn Sinh Sắc vào làm quan ở Bộ lễ. Vì mẹ vợ không có con trai, nuôi con rể ăn học, nay ở một mình, nên ông xin ở lại chăm sóc mẹ vợ. Phần nữa là Cụ Sắc đưa các con đi khắp nơi các vùng quê có dấu ấn sâu đậm vừa xảy ra ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những nơi thực dân Pháp tàn sát trong các cuộc khởi nghĩa Cần Vương, Văn Thân, Đông Du…Thế là Bác Hồ hồi nhỏ được Cụ Sắc đưa đi khắp vùng Nghệ Tĩnh, ra đến tận Quỳnh Đôi, cái gốc của họ Hồ.

Nguồn tin: Cữu thế tự Tam