Thông điệp gửi ban nghiên cứu trang trí bố cục trong nhà thờ Họ Trương Việt Nam

Phương pháp dự đoán quẻ kinh dịch (xưa gọi là phép bói cỏ thi)
Có 7 phương pháp, phương pháp thứ 7 là dựa vào số nét chữ Hán và số chữ để lập quẻ.


Trường hợp 1 chữ: với chữ viết rõ nét như chữ 張(trương), phân rõ nữa trái thuộc dương chữ 弓 (cung) 3 nét là quẻ (ly) nằm trên, nữa phải thuộc âm chữ 長(trường) 8 nét là quẻ (khôn) nằm dưới. Ly/Khôn là quẻ (tấn) quẻ thứ 35/64 là quẻ chính.
Bản chất, tính cách, khí tiết của người họ trương được phản ánh đầy đủ, rõ nét trong quẻ này.
Xác định quẻ biến bằng cách tìm vạch động: Lấy 3 nét trái + 8 nét phải = 11 nét : 6 dư 5, tính từ dưới lên, vạch thứ 5 là vạch động (nét đứt biến thành nét liền).
Quẻ ly trên biến thành quẻ (càn), càn/khôn là quẻ bỉ quẻ thứ 12/64, quẻ (tấn) là quẻ dùng để giải nghĩa, quẻ (bỉ) là quẻ dùng để luận.
Tất nhiên gieo quẻ đúng chưa phải là đủ mà đòi hỏi có luận được quẻ thì mới giải được quẻ.
Ngoài ra chữ trương bên trái là chữ cung bên phải là chữ trường theo con nhà (Hắc đế) nghĩa là căng cương như giây trương cung, chính vì đặc tính này mà về mặt trí tuệ người họ Trương ít nhiều có bị kìm hãm.





Chữ trương ứng với 2 quẻ tấn và bỉ tôi đề xuất: Họ Trương Việt Nam nhờ Thạc sỹ Nguyễn Thị Hiền hoăc dịch giã Trần trọng Sâm - Ban nghiên cứu kinh dịch bổ sung góp ý, xem chữ "Trương" đặt chổ nào, "quẻ tấn, quẻ bỉ" đặt chổ nào trong nhà thờ là hợp lý nhất, nổi bật nhất và đẹp nhất
Nguồn tin: Cữu Thế Tự Tam